Hemorrhostop nhập khẩu Mỹ giá cực tốt!

18:41 |
Chúng tôi xin giới thiệu các bạn dòng sản phẩm hỗ trợ trĩ đang nổi tiếng và phổ biến hiện nay của Mỹ được các bệnh nhân rất tin tưởng và sử dụng rất hiệu quả: HemorrhoStop.
Bạn đang bị trĩ và không được thoải mái trong cuộc sống hàng ngày bởi búi trĩ thực sự khó chịu. Chảy máu, đau đớn và nhiều nguy cơ từ bệnh trĩ khiến bạn thực sự stress.
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cực kì hiệu quả của Mỹ đã được FDA chấp thuận và cho phép lưu hành đó là HemorrhoSTOP
Hemorrho Stop
Với HemorrhoSTOP bạn sẽ quên tất cả về cảm giác có nước ở ngoài và trong trực tràng của bạn, tất cả về vấn đề máu, đau đớn và sợ hãi.
Kem trị trĩ HemorrhoSTOP an toàn và hiệu quả giảm đau, loại bỏ viêm địa phương, làm giảm sưng và ngứa.
Nhanh chóng phục hồi các thành mạch máu và ngăn chặn chảy máu.
Kem HemorrhoSTOP ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát tình trạng này sẽ không trở lại.
Thành phần tự nhiên:
  • Keo sáp ong, sáp ong, Hạt dẻ ngựa, Lô hộ, Bơ hạt mỡ, Dầu hạt nho, dầu bạc hà, dầu hoa khói.
Công dụng:
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Giảm sưng
  • Nhanh chóng khôi phục thành mạch máu và cầm máu
  • Làm loãng máu
  • Củng cố   thành tĩnh mạch
  • Giảm máu cục – nguyên nhân gây bệnh trĩ
  • Làm sạch và khôi phục các tĩnh mạch ở vùng xương chậu
  • Hỗ trợ bề mặt màng nhầy
Cách sử dụng :
  • HemorrhoSTOP Dùng để bôi ngày 1-2 lần tùy mức độ nặng nhẹ
Để đặt hàng và tư vấn các bạn có thể liên hệ hotline của chúng tôi theo số: Call/Zalo: 0973998288
Đọc Thêm…

Ăn gì an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp?

14:29 |
Theo PGS. TS Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm nên được coi là kẻ giết người thầm lặng trong thế kỉ 21. Tại Việt Nam số ca mắc bệnh cao huyết áp ngày càng tăng, lên tới 25,1% vào năm 2012, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp. Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt liên quan đến các bệnh lý tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim,... Chế độ ăn uống có ảnh hưởng nhiều đến tiến triển của bệnh. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn cân đối ăn hạn chế muối, giảm cholesterol, giảm mỡ bão hòa sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ và duy trì được huyết áp ở mức an toàn ổn định.
- Chế độ ăn giảm muối: Với người bình thường, ăn khoảng 6 gam muối/ngày có lợi cho sức khỏe. Đối với những người cao huyết áp, lượng muối nên giảm còn 4 g/ngày, trong đó lượng muối có sẵn trong thực phẩm tươi sống đã chiếm đến khoảng 1-2 gam. Không ăn các loại nước chấm mặn trong bữa ăn. không ăn các loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, mắm, thực phẩm đóng hộp..., nên ăn hạn chế nước sốt pha sẵn như tương cà, tương ớt, chỉ dùng muối, nước mắm nêm nếm, các món canh, kho, xào...

- Nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol: lượng cholesterol ăn vào hàng ngày nên dưới 300 mg. Đối với những người đã bị bệnh tim mạch lượng cholesterol nên dưới 200 mg/ngày.
- Tránh dùng các chất kích thích như cafe, trà đặc, nam giới nên uống ít hơn 2 lon bia/ ngày, nữ nên dưới 1 lon/ngày. Với rượu nhẹ thì lượng uống vào nên dưới 140 ml/ngày, rượu mạnh là < 40 ml/ ngày. Thay các thức uống có gas bằng các loại nước ép trái cây. Nên ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, vì việc hút thuốc lá có thể làm huyết áp tăng 10 mmHg kéo dài đến 1 giờ sau hút.
- Trong bữa ăn hàng ngày dành cho bệnh nhân cao huyết áp nên có rau tươi, ăn nhiều trái cây tươi, uống thêm 1 -2 ly sữa, nên ăn ngủ và sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng, cần thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, tránh bị lạnh đột ngột.
- Ngoài ra cần giảm cân nếu bạn thừa cân/ Khi giảm được 10kg cân nặng sẽ giúp giảm huyết áp từ 5 - 20 mmHg. tập thể dục 30 - 60 phút đều đặn mỗi ngày giúp giảm huyết áp 4 -9 mmHg.
Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ đúng và đều đặn chế độ kê đơn của bác sĩ đề ra, tái khám theo yêu cầu và không được tự ý ngừng thuốc bởi có thể làm huyết áp của bạn tăng cao đột ngột, làm tình trạng cao huyết áp trở nên trầm trọng hơn.
Đọc Thêm…

Biến chứng đột quỵ từ bệnh cao huyết áp.

11:08 |
Cao huyết áp hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, không chỉ riêng ở các nước đang phát triển mà ở các nước phát triển tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao, lên đến 10 -15% dân số. Cao huyết áp là một trong những nguy cơ quan trọng gây nên các biến cố tim mạch như xơ vữa động mạch, nghẹn mạch, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, bệnh nhân cao huyết áp có thể mắc những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trong đó có bệnh đột quỵ.
Nhận biết được những cơn đột quỵ bằng các triệu chứng điển hình như:
  • Đột ngột yếu, tê mặt, tay chân
  • Đột ngột nhìn mờ, hoặc mất thị lực
  • Đột ngột khó nói hoặc không hiểu lời nói
  • Đau đầu dữ dội mà không biết nguyên nhân
  • Chóng mặt loạng choạng, té không giải thích được lí do.
Thông thường những cơn đột quỵ này thường xuất hiện đột ngột trong vài giây đến vài chục phút, triệu chứng có thể nặng tối đa ngay từ đầu và không tiến triển nặng nề thêm (thường là biểu hiện của đột quỵ não chảy máu). còn với đột quỵ thiếu máu não, triệu chứng đã xuất hiện sẽ nặng dần lên và có những dấu hiệu mới.

Cách ứng phó với đột quỵ:
Nên:

  • Đặt bệnh nhân nằm bất động, theo dõi sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.
  • Xử lí đúng nhất là gọi xe cấp cứu hoặc taxi đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt trong khoảng 4 giờ đầu.
  • Khi di chuyển nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.

Không nên:

  • Không nên cạo gió, uống nước chanh khi bệnh nhân có các triệu chứng đột quỵ. Khi bị liệt vùng hầu họng, bệnh nhân uống nước sẽ gây sặc vào đường thở, làm suy hô hấp cấp hoặc gây tăng huyết áp và làm chậm thời gian đưa đến bệnh viện.
  • Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy vì có trường hợp bệnh nhân bị liệt một bên, không thể gác chân lên xe và làm chân bên liệt bị chấn thương.
  • Không để bệnh nhân tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh hoặc cho rằng bệnh nhân tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa.
  • Không trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến, chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ trời sáng mới đưa bệnh nhân đi bệnh viện)
  • Không tự sử dụng các loại thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sĩ. 

Đây có thể coi như biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp, nếu tiến triển nặng sẽ dẫn đến tử vong. Do vậy cần có những hiểu biết nhất định để xử trí kịp thời khi có dấu hiệu xảy ra đột quỵ.

Đọc Thêm…

Chạy bộ làm giảm nguy cơ cao huyết áp

16:32 |
Trong xã hội hiện đại cùng với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện công nghệ thông tin, con người chỉ cần ngồi một chỗ là có thể giải quyết được toàn bộ công việc. Chính vì thế con người càng lười vận động và tập thể dục hàng ngày. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì. Chạy bộ thường xuyên có rất nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
- Giảm huyết áp: thứ nhất, chạy bộ làm giảm huyết áp và bảo vệ cơ thể chống lại các tác hại liên quan đến cao huyết áp. Thứ hai, chạy bộ làm tăng nồng độ HDL cholesterol - một loại cholesterol tốt có thể ngăn chặn tắc nghẽn trong các mạch máu và tăng cường lưu thông máu. 
- Tăng cường sức mạnh xương khớp: Chạy bộ là một bài tập giúp xương chịu sức nặng và kích thích sự gia tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, đàn hồi.
- Cải thiện đời sống tinh thần: Chạy bộ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giải phóng tinh thần. Đồng thời, nó giúp cải thiện tâm trạng bằng cách kích thích việc phát hành endorphins - hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Chạy bộ là một trong những bài tập tim mạch hiệu quả nhất hiện nay giúp tim, phổi và mạch máu khỏe hơn. Chạy bộ giúp bạn tăng cường oxy cho cơ thể, mỗi nhịp tim sẽ đẩy máu nhiều hơn tới các cơ quan trong cơ thể và cải thiện sức bền. 
-Tăng khả năng miễn dịch: nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh tật, chạy bộ là bài tập thể dục hoàn hảo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chạy bộ thường xuyên có khả năng miễn dịch tốt với bệnh bạch cầu. Chạy bộ cũng giúp cải thiện tốc độ lưu thông của các tế bào bạch cầu trong cơ thể. 
- Cải thiện giấc ngủ: Chạy bộ không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn giúp nâng cao chu kì của giấc ngủ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính: các nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên chạy bộ có thể bảo vệ cơ thể chống lại một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường


- Đốt cháy chất béo hiệu quả: Chạy bộ khoảng 1,5km giúp bạn đốt cháy 150 calo. Vì thế, nó là cách để bạn đốt cháy chất béo hiệu quả và giảm mỡ thừa trên cơ thể. 
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể: vitamin D (còn được gọi là vitamin ánh nắng mặt trời) sẽ được da sản xuất khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp tăng cường sức khỏe của xương và răng. Chạy bộ giúp bạn bổ sung loại vitamin này một cách tự nhiên.
- Kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu đã cho thấy rằng chạy bộ thường xuyên giúp bạn kéo dài tuổi thọ. theo thống kê mới nhất, những người thường xuyên chạy bộ có thể sống lâu hơn 5 năm so với những người không chạy bộ. Chạy bộ cũng giúp cải thiên chất lượng cuộc sống và tránh các rối loạn liên quan đến tuổi tác. 
Như vậy, thường xuyên chạy bộ sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp, tăng miễn dịch, giảm cân và kéo dài tuổi thọ. 
Đọc Thêm…

Cao huyết áp - sát thủ thầm lặng

15:14 |
Cao huyết áp hiện đang là vấn đề thời sự có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của 1 tỷ người trên thế giới. mỗi năm bệnh cao huyết áp cướp đi sinh mạng của 7,1 triệu người, nghĩa là có khoảng 20000 người tử vong mỗi ngày. Đây là con số đáng báo động với nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp, 77% người dân thiếu kiến thức về bệnh và 52% người dân bị cao huyết áp mà không biết mình mang bệnh. Cao huyết áp là kẻ giết người số 1 với nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần hút thuốc lá và cao gấp 100 lần tai nạn từ lái oto. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp được chia làm 2 nhóm: nhóm nguy cơ không thể can thiệp được như: tuổi (tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp), giới (nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ giới), di truyển (bệnh tăng huyết áp có khuynh hướng di truyền theo gia đình); nhóm có thể phòng tránh được như béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực, ăn mặn. Bệnh cao huyết áp có thể nhận biết bằng dấu hiệu điển hình bằng chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên khi đo tại phòng khám, và từ 135/85 mmHg trở lên khi đo tại nhà. Bên cạnh chỉ số huyết áp, có nhiều triệu chứng của cao huyết áp mà các bạn cũng nên lưu ý như:
- Nhức đầu: phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
- Yếu: liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Mệt: cảm giác nặng ở ngực, hơi khó.
- Chóng mặt: Cảm giác đi không vững và hơi nặng đầu.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần
- Ù tai, mất ngủ...

Ngoài các biện pháp dùng thuốc, điều trị bệnh cao huyết áp cần một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý:
- Cần hạn chế thức ăn có chứa nhiều cholesterol và acid béo no.
- Tăng cường rau xanh hoa quả tươi.
- Giảm mặn ( <6 gam muối hay 1 thìa cafe muối/ngày)
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, hoặc vận động ở mức vừa phải, đều đặn từ 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Hạn chế các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9 kg/m2.
Tuân thủ một chế độ hoạt động và ăn uống khoa học sẽ là một biện pháp tuyệt vời trong phòng ngừa và điều trị cao huyết áp, để bệnh cao huyết áp không còn là nỗi lo lắng thường trực của mỗi gia đình.


Đọc Thêm…

Thay đổi lối sống trong điều trị cao huyết áp

10:57 |
Cao huyết áp đang là bệnh lý tim mạch phổ biến trên toàn thế giới với tỉ lệ mắc bệnh không ngừng gia tăng. Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, trên toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người bị mắc cao huyết áp, trong đó tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển là 11 - 15% còn ở các nước phát triển tỷ lệ này lên đến 20 -25%. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc mới ra đời trong điều trị cao huyết áp, tuy nhiên có một biện pháp không thể bỏ qua đó là thay đổi lối sống. Với người bệnh cao huyết áp, các biện pháp không dùng thuốc đóng một vai trò rất quan trọng, ví dụ chỉ cần một bữa liên hoan uống nhiều bia rượu hay một lần cảm lạnh đột ngột cũng có thể khiến huyết áp tăng lên quá cao và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, cần có nhận thức và quyết tâm trong việc thay đổi các thói quen ăn uống và tập luyện hàng ngày để phòng ngừa và giảm thiểu tiến triển của bệnh cao huyết áp. Một số lưu ý được khuyến cáo như sau:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
+ Giảm ăn mặn (<6 gam muối hay 1 thìa cafe muối mỗi ngày)
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi
+ Hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo no.
- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lí tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
- Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ) - 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh.
- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột ngột
Có nhiều bài tập thế dục được đưa ra nhằm giúp người bệnh cải thiện được tình trạng của mình như:
- Đi bộ mỗi ngày 30, mang lại lợi ích sức khỏe rất lớn, đặc biệt là những người cao huyết áp.
- Các bài tập nhẹ nhàng như khí công dưỡng sinh, Yoga tác dụng tốt đến sức khỏe và hệ tim mạch,
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đi xe đạp 40 phút mỗi ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, đột quỵ. Nếu đạp xe đạp thường xuyên hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp, phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó nên hạn chế các môn thể thao có cường độ nặng vì vừa tốn sức vừa tăng gánh nặng cho tim mạch như cử tạ, leo núi, bóng đá, quyền anh, tennis ... Nó có thể gây huyết áp cao bất thường hoặc giảm cung lượng cơ tim đột ngột dẫn đến đột quỵ, trụy tim mạch.
Như vậy việc tuân thủ một chế độ ăn uống tập luyện hợp lý là bước đầu tiên và quan trọng trong phòng ngừa, giảm thiểu bệnh cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng khác.
Đọc Thêm…

Cao huyết áp và những hướng dẫn có ích

14:10 |
    Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến, đặc biệt ở những người có tuổi, đây cũng là nguyên nhân chính liên quan đến tử vong của 7,1 triệu người trên thế giới mỗi năm (tương đương 20000 người/ngày = 100 tai nạn máy bay/ ngày - theo PGS.TS Trương Quang Bình). 
     Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận mạn, suy giảm nhận thức, suy tim, suy giảm chức năng tâm thu, suy thất trái tiến triển dẫn đến tử vong. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên chỉ số huyết áp đo được hàng ngày. Cao huyết áp nguy hiểm là thế, nhưng không phải ai cũng đo huyết áp đúng cách. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch về quy trình đo huyết áp:
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
3. Tư thế đo chuẩn.
4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay).

5. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập, xả hơi với tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập
6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
8. Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
9. Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24h.
10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Bệnh nhân nên lưu ý với kết quả đo huyết áp ghi được:
1. Huyết áp đo ngoại trú có thể khác với huyết áp tại phòng khám:
Hiệu ứng áo choàng trắng (13%)
Hiệu ứng tăng huyết áp ngoài phòng khám (13%)
2. Huyết áp đo ngoại trú có tương quan tốt hơn đối với tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch và tử vong so với huyết áp tại phòng khám.
3. Nhưng huyết áp đo tại phòng khám mới là tiêu chuẩn để chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp.
Nhìn chung theo dõi huyết áp trong 24h cho thấy:
- huyết áp dao động theo từng thời điểm đo
- huyết áp về đêm thấp hơn
- huyết áp tăng thêm khoảng 5% sau khi tỉnh dậy.
Từ trị số huyết áp đo được, nếu huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg thì bệnh nhân đã bị tăng huyết áp. Ngưỡng huyết áp này được đưa ra dựa trên các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trước đây cho thấy bệnh nhân có thể có lợi ích trên tỉ lệ biến cố tim mạch, tử vong... từ việc điều trị hạ huyết áp.
Như vậy bệnh cao huyết áp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch, hạn chế tối thiểu nguy cơ tử vong cho con người. 
Đọc Thêm…

Cảnh giác với cao huyết áp thai kì

15:06 |
   Cao huyết áp là một bệnh lý thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, bệnh cao huyết áp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với tỉ lệ cao nhất ở người trong độ tuổi trung niên, chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên cao huyết áp vẫn có thể xảy ra ở những đối tượng đặc biệt như trẻ em hay phụ nữ có thai. Trong đó cao huyết áp ở giai đoạn thai kì ít được phát hiện nhưng lại có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến  sức khỏe của mẹ và thai nhi.

    Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 15% phụ nữ có thai bị cao huyết áp và 25% trường hợp đẻ non do mẹ bị cao huyết áp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sản giật và tiền sản giật. Bệnh tăng huyết áp thai kì có thể được chẩn đoán dựa trên huyết áp đo được trong thời kì mang thai, thường là trong 3 tháng cuối của thai kì. Tuy nhiên nếu không có điều kiện kiểm tra huyết áp thường xuyên thì các bà mẹ cũng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình như khó chịu, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ.... Các thai phụ không nên bỏ qua các triệu chứng này, có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp. Cao huyết áp dẫn đến nhiều nguy cơ cho thai phụ nhất là hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch. Những người bị cao huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao mắc cao huyết áp ở lần mang thai sau, có thể bị đột quỵ dẫn đến tử vong. Nguy hiểm hơn nữa, cao huyết áp thai kì còn dẫn đến sản giật và tiền sản giật, thường từ tháng thứ 5 trở đi. Những người đã bị tiền sản giật hay chậm phát triển bào thai trong tử cung sẽ tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch. theo quan niệm hiện đại, nếu thai phụ có cao huyết áp thai kì cùng với protein niệu tăng cao là đủ để chần đoán được tiền sản giật, dẫn đến thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung và có thể bị sinh non.
   Nếu tiền sử gia đình có người bị cao huyết áp, các thai phụ có thể chủ động phòng tránh cao huyết áp thai kì bằng cách đánh giá chi tiết để loại trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát như bệnh lý thận, dùng thuốc và hiệu chỉnh liều thuốc để đạt được hiệu quả hạ áp tối ưu. Đặc biệt họ cần được hướng dẫn kĩ càng về nguy cơ xuất hiện tiền sản giật và các biện pháp không dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả sức khỏe của mẹ và của thai nhi và phải đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

 Hãy để cao huyết áp trong giai đoạn thai kì không còn là nỗi lo!

Đọc Thêm…

Tăng huyết áp ở người trẻ, chớ coi thường!

17:10 |
Theo những chuyên gia hàng đầu về tim mạch, hiện nay bệnh cao huyết áp là một vấn đề thời sự vì mức độ phổ biến với tỷ lệ không ngừng gia tăng và trở thành một yếu tố sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
 Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp, trong những năm 1960, tỉ lệ bệnh nhân mắc THA là 1%, đến năm 1992 tỉ lệ này là 11,2%, tăng dần theo các năm đến năm 2001 là 16,3% và tăng lên đến 18,3% vào năm 2005. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam năm 2008 ở người lớn trên 25 tuổi tại 8 tỉnh và thành phố ở nước ta, tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị cao huyết áp. 

Có nhiều quan điểm cho rằng cao huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng thực tế cao huyết áp vẫn xảy ra ở người trẻ (< 35 tuổi) với tỷ lệ mắc bệnh 5 - 12%. Cao huyết áp nói chung và cao huyết áp ở người trẻ nói riêng được xem là "kẻ giết người thầm lặng". Trong đó có khá nhiều người không biết mình bị bệnh dẫn đến huyết áp không được kiểm soát. Hậu quả là các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não... tiến triển tăng dần và để lại nhiều di chứng thần kinh nặng nề đeo đẳng bệnh nhân suốt phần đời còn lại. Theo đánh giá của các chuyên gia, người trẻ bị tăng huyết áp nguy hiểm hơn người già, bệnh tăng huyết áp ở người trẻ có đến 70% là không có triệu chứng điển hình và thường được phát hiện tình cờ trong những đợt khám sức khỏe định kì hoặc khi bệnh nhân đến khám bệnh vì lí do khác. Dấu hiệu không điển hình của bệnh cao huyết áp ở người trẻ có thể gặp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, dễ mất tập trung, dễ ảnh hưởng đến công việc và giao tiếp... Nếu nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% không có nguyên nhân thì ở người trẻ, tỷ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân có thể gặp là bệnh lý thận mãn tính, mất cân bằng nội tiết tố, dùng nhiều rượu bia. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ góp phần làm THA là hút thuốc, béo phì, stress, ăn quá mặn...
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, cần có chế độ ăn khoa học như sau:
  • Ít đường, ít mỡ, nhiều chất xơ
  • Không nên ăn quá 2-4gam muối/ngày
  • Nên ăn nhiều rau xanh trái cây (vì có chứa nhiều kali), sữa, tôm, cua, thịt để đảm bảo hoạt động bình thường của hệ tim mạch, nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt lợn, bò, gà.
  • Không nên ăn quá ngọt, nên hạn chế uống rượu, cafe, các chất kích thích, nên bỏ hút thuốc lá. 
  • Nên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 - 45 phút. 
  • Nên theo dõi huyết áp hàng tuần để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Đọc Thêm…

6 cách để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp

16:13 |


Nỗ lực để ngăn ngừa huyết áp cao có thể làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh nghiêm trọng khác. Nếu bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp, nên làm các bước để giúp ngăn chặn nó.


Huyết áp cao, hay còn được gọi là tăng huyết áp, tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận. Người ta ước tính rằng gần một trên mỗi ba người Mỹ bị bệnh huyết áp cao.

Trong khi bạn không thể kiểm soát mọi lúc mọi nơi cho dù bạn bị cao huyết áp, Chính vì vậy những thói quen sống lành mạnh cần duy trì để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ của các vấn đề sức khỏe liên quan đến áp suất máu cao trong tương lai

Phòng ngừa tăng huyết áp yếu tố bạn có thể kiểm soát

Độ tuổi của bạn, cùng với một lịch sử gia đình của bệnh cao huyết áp và dân tộc là một trong những yếu tố nguy cơ tăng huyết áp được ra khỏi tầm kiểm soát của bạn. Khi nói đến việc ngăn ngừa huyết áp cao, ý tưởng là để tập trung vào các yếu tố nguy cơ mà bạn có thể thay đổi.

Gbenga Ogedegbe, MD, MPH, một chuyên gia cao huyết áp lâm sàng, giám đốc Trung tâm cho sức khỏe thay đổi hành vi, và phó giáo sư y học hoa tại New York University School of Medicine ở thành phố New York cho biết: "Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì về thời đại chúng ta, nhưng chúng ta có thể làm điều gì đó về lối sống của chúng ta,"

Dưới đây là 6 cách thay đổi lối sống để có thể giảm tình trạng tăng huyết áp:


  1. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Khi nói đến việc phòng chống cao huyết áp, cân nặng của bạn là rất quan trọng, tiến sĩ Ogedegbe. Những người thừa cân nên cố gắng giảm cân, và những người có trọng lượng bình thường nên tránh thêm vào bất kỳ pounds. Nếu bạn đang mang thêm trọng lượng, mất ít nhất là £ 10 có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về trọng lượng tốt nhất cho bạn.
  2. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Ăn những thực phẩm lành mạnh có thể giúp giữ cho huyết áp của bạn dưới sự kiểm soát. Nhận nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là những người giàu kali, và hạn chế tiêu thụ lượng calo dư thừa, chất béo và đường. Hãy xem xét theo phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn ngừa cao huyết áp, hoặc DASH, chế độ ăn uống, trong đó đã được chứng minh để giúp kiểm soát huyết áp.
  3. Giảm bớt muối. Đối với nhiều người, ăn một chế độ ăn ít natri có thể giúp giữ cho huyết áp bình thường. "Càng cao lượng natri, càng cao huyết áp," Ogedegbe nói. Bạn có thể cắt giảm tổng lượng muối ăn của bạn bằng cách tránh cao natri đóng gói và thực phẩm chế biến và không bổ sung thêm muối cho bữa ăn của bạn. "Tôi nói với mọi người ở lại đi từ lọ muối" thêm Ogedegbe
  4. Tập thể dục thường xuyên. Hãy vận động để ngăn ngừa cao huyết áp. "Hoạt động thể chất là rất quan trọng," Ogedegbe nói. Các tập thể dục nhiều hơn bạn nhận được, tốt hơn, nhưng ngay cả một chút có thể giúp kiểm soát huyết áp. Tập thể dục vừa phải trong khoảng 30 phút ba lần một tuần là một khởi đầu tốt.
  5. Hạn chế uống rượu. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao. Đối với phụ nữ, điều đó có nghĩa là không có nhiều hơn một lần uống trong một ngày, và đối với nam giới, không nhiều hơn.
  6. Theo dõi huyết áp của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có đo huyết áp thường xuyên, hoặc tại văn phòng của bác sĩ hoặc tại nhà. Cao huyết áp thường xảy ra không có triệu chứng, vì vậy chỉ đọc huyết áp sẽ cho bạn biết nếu huyết áp của bạn tăng lên. Nếu bác sĩ xác định rằng bạn có tiền cao huyết áp - huyết áp trong khoảng 120-139 / 80-89 mm thủy ngân (mmHg) mà đặt bạn vào nguy cơ tăng huyết áp cao đang phát triển - bác sĩ có thể khuyên bạn nên bước thêm như là một biện pháp tự vệ.

Hãy nhìn vào những thói quen sống của bạn và quyết định mà bạn có thể thực hiện thay đổi để giúp ngăn ngừa cao huyết áp. Chinh phục những mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như ăn vặt trên trái cây và rau thay vì ăn vặt, và tiếp tục thực hành những thói quen tốt cho đến khi họ là một phần của thói quen hàng ngày của bạn.

Việc áp dụng các thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao nếu huyết áp của bạn hiện đang thuộc quyền kiểm soát hoặc có thể dẫn đến huyết áp thấp hơn nếu số của bạn đã được nâng lên.
Đọc Thêm…

Tổng quan về điều trị bệnh tăng huyết áp

15:36 |


Tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim, hoặc bệnh thận. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp là để làm giảm huyết áp cao và bảo vệ các cơ quan quan trọng như não, tim, thận khỏi bị hư hại. Điều trị tăng huyết áp có liên quan với giảm đột quỵ (giảm trung bình 35% -40%), nhồi máu cơ tim (20% -25%), và suy tim (hơn 50%).
Tăng huyết áp.


Huyết áp cao hiện nay được phân ra thành 2 loại là bệnh nhân tăng huyết áp trên 140/90 ở những người dưới 60 tuổi, và có huyết áp lớn hơn 150/90 ở những người trên 60 tuổi.

Để ngăn ngừa huyết áp cao, tất cả mọi người nên được khuyến khích để làm thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc, và tập thể dục nhiều hơn. Điều trị bằng thuốc được khuyến cáo để hạ huyết áp dưới 140/90 ở những người trẻ hơn 60 và nhỏ hơn 150/90 ở người lớn tuổi hơn 60.

Điều trị huyết áp cao liên quan đến việc thay đổi lối sống và có thể điều trị bằng thuốc.

1. Thay đổi lối sống để điều trị cao huyết áp

Một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị huyết áp cao là một lối sống lành mạnh. Bạn có thể làm giảm huyết áp của bạn với những thay đổi lối sống sau đây:

  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì.
  • Bỏ hút thuốc.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm cả chế độ ăn DASH (ăn nhiều trái cây, rau quả, và các sản phẩm từ sữa ít chất béo, ít bão hòa và chất béo).
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn ít hơn 1.500 mg một ngày nếu bạn có huyết áp cao. Người lớn khỏe mạnh nên cố gắng hạn chế lượng natri của họ để không 2.300 mg một ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối).
  • Bắt bài tập aerobic thường (ví dụ như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút một ngày, vài ngày một tuần).
  • Hạn chế uống rượu để hai ly một ngày đối với nam giới, một uống một ngày cho phụ nữ.
Ngoài việc hạ huyết áp, các biện pháp nâng cao hiệu quả của các loại thuốc cao huyết áp.

2. Thuốc để điều trị cao huyết áp

Có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao, bao gồm:

  • Enzyme (ACE) inhibitors angiotensin-converting
  • Angiotensin II receptor blockers (ARBs)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Beta-blockers
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Alpha-blockers
  • Alpha-agonists
  • Các chất ức chế renin
  • Thuốc kết hợp
3. Thuốc để điều trị cao huyết áp tiếp tục ...

Thuốc lợi tiểu thường được khuyến cáo như là những dòng đầu tiên của điều trị cho hầu hết những người có huyết áp cao.

Tuy nhiên, bác sĩ của bạn có thể bắt đầu một loại thuốc khác với thuốc lợi tiểu như dòng đầu tiên của điều trị nếu bạn có vấn đề y tế nhất định. Ví dụ, các chất ức chế ACE thường là một sự lựa chọn cho một người bị bệnh tiểu đường. Nếu một loại thuốc không có tác dụng hoặc là khó chịu, thuốc bổ sung hoặc thuốc thay thế có thể được khuyến khích.

Nếu huyết áp của bạn là hơn 20/10 điểm cao hơn nó phải được, bác sĩ có thể xem xét bắt đầu bạn vào hai loại thuốc hoặc đặt bạn vào một loại thuốc kết hợp.

Đọc Thêm…

9 lưu ý với bệnh nhân tăng huyết áp

16:38 |
Nếu huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mm Hg là bạn có thể đang bị cao huyết áp. Và nếu không điều trị huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim hoặc suy thận. Điều trị sẽ làm giảm huyết áp và ngăn ngừa nhiều những vấn đề này.


GỢI Ý CHO BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP

1. Nếu bạn đang thừa cân - giảm cân - 1-2 lbs một tuần: tránh việc thích ăn hoặc chế độ ăn cứng nhắc. Giảm cân là phương pháp không dùng thuốc hiệu quả nhất đối với việc hạ huyết áp và giúp đỡ để sửa các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim như bệnh tiểu đường và các khoản bất thường của cholesterol trong máu.

2. Giảm muối
Tránh thực phẩm chế biến, các loại súp đóng hộp, nước cà chua và các loại thực phẩm rõ ràng mặn như bánh quy, dưa chua, vv - tránh các loại thực phẩm với hơn 150 mg natri trong mỗi phần.

3. Tập thể dục thường xuyên: Bạn không cần phải chạy bộ hoặc chạy - đi bộ 30-45 phút 3-4 lần một tuần, leo cầu thang thêm, tham gia các môn thể thao mà bạn thích sẽ giúp giảm nguy cơ đau tim của bạn và có thể làm giảm huyết áp

4. Uống vừa rượu: Thưởng thức một ly không thường xuyên của rượu, bia hoặc một ly cocktail (trừ khi bạn có một lịch sử gia đình người nghiện rượu hoặc có một độ nhạy rượu), nhưng hạn chế tiêu thụ đến 1-2 uống một ngày.

5. Ngừng hút thuốc: Nếu bạn là một trong những con số giảm của người dân vẫn còn hút thuốc. Điều này có thể không làm giảm huyết áp của bạn, nhưng nó sẽ loại bỏ một trong các yếu tố nguy cơ đau tim quan trọng nhất.

6. Nếu huyết áp của bạn vẫn còn trên 140/90 mm Hg mặc dù giảm cân nếu thích hợp, một chế độ ăn muối thấp, và một chương trình tập thể dục, thảo luận về việc sử dụng thuốc với bác sĩ của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thậm chí hạ thấp huyết áp hơi cao sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, hoặc suy thận. Hầu hết những người bị cao huyết áp sẽ cần một số thuốc hạ huyết áp về mức bình thường. Có rất nhiều loại thuốc an toàn và hiệu quả có sẵn.

7. Nếu bạn bị dị ứng với một loại thuốc hoặc bạn không thể đủ khả năng đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Không chỉ dừng lại lấy nó và không phản ứng với các câu chuyện đầy kịch tính cảnh báo về thảm họa-kiểm tra với người đang điều trị cho bạn không phải những người trên tivi. Hầu hết các loại thuốc hạ huyết áp không gây ra tác dụng phụ đáng kể.

8. Yêu cầu huyết áp của bạn: Nếu nó không giảm xuống dưới 140/90, thảo luận về một sự thay đổi trong chương trình điều trị với bác sĩ của bạn.

9. Hơn 80-85% của những người có huyết áp cao có thể có nó kiểm soát. Hãy nhớ rằng, các biến chứng của cao huyết áp mà sử dụng để xảy ra nhiều năm trước đây đang trở nên ít hơn và ít phổ biến hơn khi ngày càng nhiều người đang được điều trị bệnh này. Nhưng cũng nhớ xử lý không chỉ có nghĩa là uống thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bạn, nó có nghĩa là nhận được huyết áp xuống dưới 140/90 và thậm chí thấp hơn nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Hãy chung tay thực hiện để không còn nỗi lo cao huyết áp nữa.
Đọc Thêm…

4 thực phẩm không nên dùng với bệnh nhân tăng huyết áp

16:34 |


Gần một phần ba người Mỹ bị bệnh huyết áp cao. Một phần ba có tiền cao huyết áp, một tình trạng mà trong đó có huyết áp cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là cao huyết áp. Nếu bạn có huyết áp cao hoặc tiền cao huyết áp, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể làm giảm huyết áp của bạn bằng cách ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh nhấn mạnh protein nạc, ngũ cốc, sữa ít chất béo, và các loại trái cây và rau quả. Thật không may, cũng có rất nhiều loại thực phẩm có thể cản trở khả năng của bạn để làm giảm huyết áp của bạn.
Những loại thực phẩm khiến cho nỗ lực giảm huyết áp của bạn trở nên vô ích.

1. Muối


Muối và natri là nhân vật phản diện khi nói đến sống chung với bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ thấy rằng những người có huyết áp cao hoặc tiền cao huyết áp hạn chế lượng natri hàng ngày của họ chỉ 1.500 mg. Hiện nay, người Mỹ trung bình ăn nhiều hơn hai lần số đó, hay khoảng 3.400 mg một ngày.

Hơn 75% lượng natri bạn ăn trong một ngày từ các loại thực phẩm đóng gói, không phải những gì bạn thêm vào bàn với một lọ muối. Một số nguồn saltiest của thực phẩm đóng gói bao gồm: thịt deli, pizza đông lạnh, trái cây và nước rau ép, súp đóng hộp, và các sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai.

2. Thịt chế biến ở nhà hàng

Việc ăn thịt chế biến nhà hàng có thể là 1 quả bom muối thực sự. Những loại thịt đó thường khô và được bảo quản bằng muối. Một phần ăn hai ounce của một số thị ăn trưa có thể chứa 600 milligram muối hoặc nhiều hơn. Nếu bạn có một bàn tay nặng với thịt nguội, bạn sẽ nhận được muối nhiều hơn. Thêm bánh mì, phô mai, gia vị, và dưa chua, bánh sandwich và đơn giản bạn có thể nhanh chóng trở thành một cái bẫy natri.

3. Pizza đông lạnh: 

Tất cả các loại pizza có thể ảnh hưởng xấu lên những người sử dụng nó bởi chúng thường cung cấp lượng muối rất lớn. Sự kết hợp của pho mát, thịt ướp muối, nước sốt cà chua, và bánh mì cho thêm một cách nhanh chóng. Nhưng bánh pizza đông lạnh là đặc biệt nguy hiểm cho người cao huyết áp. Để duy trì hương vị trong bánh pizza một khi nó đã được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một phần sáu của một bánh pizza đông lạnh có thể đạt tới 1.000 mg, đôi khi thậm chí nhiều hơn. Các dày vỏ trái đất và các lớp trên bề mặt nhiều hơn bạn có, số lượng cao hơn natri của bạn sẽ tăng lên.

4. Giấm: 

Việc bảo quan thức ăn đòi hỏi muối để có thể duy trì. Muối giúp ngừa sự phân hủy thực phẩm và giữ nó được lâu hơn. Ví dụ ngâm dưa chuột để bảo quản, khi đã được ngấm thì 1 quả dưa có thể chứa tới 300mg natri.
Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner