Phác đồ điều trị bệnh hen phế quản
3/2/15
Bệnh hen phế quản.
Case: Bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản cách đây 1 năm và đang được điều trị kiểm soát ở bước 2 với Salbutamol 100 µg x 2 nhát xịt mỗi khi khó thở và fluticason propionat 125 µg ngày 2 lần x 1 nhát. Tuy nhiên trong vòng 2 tháng gần đây bệnh nhân có dấu hiệu của mất kiểm soát triệu chứng, cụ thể: phải dùng thuốc cắt cơn 3-4 lần/tuần; bị thức giấc do hen ben đêm 3 lần/tháng; hạn chế vân động. Tiếp đó bệnh nhân có đợt cấp phải vào viện điều trị, do vậy sau khi điều trị đợt cấp, bệnh nhân quay trở lại điều trị kiếm soát triệu chứng theo bước 3(Bước theo GINA 2014). Ngoài ra trong 1 tháng gần đây bệnh nhân không tuân thủ điều trị (bỏ fluticason)
Hướng sử trí:
1.Chẩn đoán bệnh:
Mức độ kiểm soát triệu chứng: không
kiểm soát
Chủ quan:
- Trong một tháng trước BN tỉnh giấc ban đêm do khó thở 3 lần
- Trong 2 tháng qua bệnh nhân phải dùng salbutamol 3-4 lần/tuần. Một tuần trước khi vào viện BN phải xịt salbutamol hàng ngày
- Cơn khó thở thường xuất hiện về đêm gần sáng hoặc sau khi hoạt động gắng sức, đôi khi ngay cả khi không vận động.
Cơn hen phế quản cấp mức
độ nặng (guideline BYT)
Chủ quan:
·
Khó thở đôi lúc có tiếng cò cử, cơn khó
thở thường xuất hiện về đêm hoặc gần sáng hoặc sau khi vận động gắng sức, đôi
khi ngay cả khi không gắng sức
Khách quan:
- Lúc nhập viện ý thức chậm chạp, nói từng từ
- Nhịp thở nhanh (30 nhịp/phút)
- Nhịp tim nhanh (140 lần/phút)
- Nghe qua lồng ngực thấy hầu như yên lặng
- PEF không ghi được
- Không có mạch nghịch thường
- PaO2 :50.3 mmHg
- PaCO2:43 mmHg
- SpO2: 85%
- Buổi sáng vào viện,khi thấy khó thở bệnh nhân đã xịt cả salbutamol và fluticason nhiều lần nhưng không có hiệu quả.
2. Điều trị bệnh:
a, Điều trị đợt cấp:
- Kiểm soát O2 cho bệnh nhân duy trì trong khoảng 93-95% (GINA 2014 – Box 4-4 page 67)
- Sử dụng Salbutamol/Ipratropium 100/20 (MDI)
- Sử dụng 8 nhát mỗi 20 phút, có thể sử dụng tới 3 tiếng (Pharmacotherapy e9 chapter 15 page 31)
- Đối với người lớn có đợt cấp nặng/trung bình, điều trị đợt cấp ở bệnh viện, sử dụng phối hợp SABA và ipratropium giúp cải thiện PEF và FEV1 tốt hơn so với sử dụng SABA đơn độc (GINA 2014 page 69)
- Sử dụng prednisolon 50mg đường uống, duy trì trong 7 ngày
- Liều hằng ngày của corticoid đường uống 50mg prednisolon 1 liều buổi sáng thích hợp cho hầu hết các bệnh nhân (Mức độ bằng chứng B) (GINA 2014 page 68)
- Điều trị corticoid đường uống trong 5-7 ngày cho thấy có hiệu quả tương đương với điều trị 10-14 ngày. Trên những bệnh nhân có điều trị ICS sau đó gợi ý rằng không có lợi ích trọng việc giảm liều OCS kể cả dùng ngắn ngày hoặc dài ngày (Mức độ bằng chứng B) (GINA 2014 page 69)
b, Điều trị đợt ổn định:
Bệnh nhân trước khi vào viện đang được điều trị ở GD 2 (sử dụng một ICS liều thấp và SABA khi cần). Sau khi đã có đợt cấp, không kiểm soát được triệu chứng. Do vậy quyết định tăng bậc kiểm soát triệu chứng. ( Guidelines Bộ Y tế - GINA 2014 page 31)
Phác đồ bậc 3 như sau:
Budesonide/formoterol (80/4.5)
Xịt mỗi lần 2 nhát x 2 lần / ngày (SPC của Symbicort®)
Chế độ liều vừa duy trì và cắt cơn có thể kê với liều thấp budesonide/formoterol (GINA 2014 page 34)
Phác đồ thay thế:
I CS liều cao hoặc trung bình, sử dụng salbutamol để cắt cơn
I CS liều thấp và kháng leukotrien, sử dụng salbutamol để cắt cơn
I CS liều thấp và theophyllin giải phóng chậm, sử dụng salbutamol để cắt cơn
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét