Hướng dẫn theo dõi và những lưu ý trên bệnh nhân Hen Phế Quản
3/2/15
11. Theo
dõi bệnh nhân:
Sau khi điều trị bằng phác đồ cấp, theo
dõi thường xuyên đáp ứng điều trị của BN
thông qua:
+ Thăm khám lâm sàng
+ Chỉ số PEF
+ SpO2
+ Khí máu và các xét nghiệm khác
Nếu BN có PEF > 70%, SpO2
> 90% và các triệu chứng lâm sàng được cải thiện thì dừng phác đồ cấp và
chuyển sang phác đồ điều trị kiểm soát.
-
Sau khi cho BN dùng phác đồ kiểm soát
thì theo dõi mức độ kiểm soát hen của BN trc khi cho BN xuất viện. Nhắc nhở BN
theo dõi đáp ứng của bản thân đối với phác đồ, nếu kiểm soát tốt trong vòng 2-3
tháng thì quay lại gặp bác sĩ để nhận phác đồ xuống thang điều trị. Hoặc là nếu
trong vòng 1 tháng mà không kiểm soát được triệu chứng hen thì cũng quay lại gặp
bác sĩ để nhận phác đồ tăng bước điều trị. Theo dõi dự trên:
+ Triệu chứng ban ngày xuất hiện bao
nhiêu lần/ tuần
+ Triệu chứng thức giấc ban đêm do hen
có hay ko?
+ Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn ( bao
nhiêu lần/ tuần)?
+ Có bị hạn chế hoạt động không?
2. Tư
vấn bệnh nhân
-
Tư vấn cho bệnh nhân hiểu được tầm quan
trọng của việc tuân thủ điều trị, lợi ích của việc dùng thuốc
-
Lưu ý bệnh nhân sau khi hít phải súc miệng
để tránh nhiễm nấm Candida
-
Hoạt động thể chất thường xuyên ở mức độ
hợp lí, tránh hoạt động quá sức
-
Hướng dẫn cách sử dụng bình hít định liều
đúng cách
-
Tư vấn bệnh nhân cần nói rõ tiền sử hen,
để bác sĩ điều trị có thể cân nhắc lợi ích nguy cơ trước khi điều trị bằng Beta
blockers
-
Tư vấn bệnh nhân tiêm phòng ngừa cúm
hàng năm
-
Tránh căng thẳng, áp lực. Tư vấn cho người
nhà bệnh nhân không gây áp lực cho bệnh nhân
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét