Những điểm cần lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ em
28/5/15
lưu khí dùng thuốc cho trẻ em |
1. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em
Trẻ em không chỉ đơn giản là người lớn thu nhỏ. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ cần phải tính tới tuổi, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể, căn cứ vào khả năng hoàn thiện của gan, thận. Thuốc thường tính liều cho trẻ theo mg/kg. Những thuốc rất độc như hóa trị liệu chống ung thư tốt nhất nên tính theo mg/m^2 diện tích cơ thể. Cách tốt nhất là tra cứu trong tài liệu có ghi liều của trẻ em đã được kiểm định bằng thực tế lâm sàng.
Sau đây là một số công thức tính liều cho trẻ em dựa trên liều của người lớn:
- Công thức của Fried ( áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi )
Liều trẻ em = Tuổi trẻ em( tính theo tháng)/150 x Liều người lớn
- Công thức của Young ( áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên )
Liều trẻ em = Tuổi TE ( tính bằng năm) / ( Tuổi TE( tính bằng năm ) + 12) x Liều người lớn
- Công thức của Clark ( áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên)
Liều trẻ em = Cân nặng TE(kg) /70 x Liều người lớn
- Với trẻ béo phì, liều phải tính theo cân nặng lý tưởng (CNLT)
Công thức tính cân nặng lý tưởng như sau:
CNLT = [ Chiểu cao(cm)] ^2 x 1,65 / 1000
2. Chọn chế phẩm và đường đưa thuốc
Việc lựa chọn một dạng bào chế với một đường dùng phù hợp là một việc làm rất cần thiết khi điều trị cho trẻ em
- Các yếu tố quyết định trong lựa chọn chế phẩm thuốc
- Trạng thái bệnh: Bệnh cấp tính, bệnh mạn tính, mức độ nặng nhẹ...
- Tuổi: Trẻ càng nhỏ, việc cho uống thuốc càng khó khăn..
- Liệu pháp điều trị phối hợp đang tiến hành: Đang phải truyền dịch, đang phải kiêng ăn mặn...
- Thời điểm dùng thuốc thuận lợi: Tránh các thời điểm uống thuốc khi ở trường học hoặc bắt buộc uống trước ăn sáng 1 giờ... vì khó tuân thủ. Những trường hợp này nên chọn dạng thuốc tác dụng kéo dài hoặc có T1/2 dài, không bị thức ăn làm giảm hấp thu.
- Khả năng có sẵn của thuốc dự kiến
- Một số đường đưa thuốc cho trẻ em
- Đường uống: Đây là đường đưa thuốc dùng phổ biến nhất, dễ thực hiện nhất với hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên với trẻ nhỏ ( dưới 5 tuổi), việc dùng các dạng thuốc viên thường gặp khó khăn. Nên chọn các dạng thuốc lỏng ( siro, dung dịch, hỗn dịch..). Nhược điểm của thuốc dạng uống cho trẻ em, đặc biệt ở nước ta rất khó phân liều chính xác theo lứa tuổi.
- Đặt trực tràng: Đây là trường hợp thuân lợi cho trẻ em, đặc biệt cho trẻ nhỏ( dưới 3 tuổi), nhất là trong trường hợp sốt cao, ốm nặng( trẻ bỏ ăn, quấy khóc). Nhược điểm của dạng thuốc đặt trực tràng là không phải thuốc nào cũng có dạng bào chế này. Hơn nữa điều kiện bảo quản khó khăn, đặc biệt là nước ta. Giá thành đắt, sinh khả dụng không ổn định cũng là một vấn để cản trở cho điều trị
- Đường tiêm: Đường tiêm không được ưu tiên cho trường hợp bệnh nặng, cấp tính và những trường hợp không dùng được đương uống ( hôn mê, tắc ruột, nôn,... ) Ưu điểm của đường này là phân liều chính xác, sinh khả dụng bảo đảm. Nhược điểm là giá thành đắt, không tự thực hiện được, đau do tiêm làm trẻ sợ. Trong các cách tiêm, tiêm TM là đường dùng ưu tiên cho trẻ em. Tiêm bắp không được khuyến khích vì cơ bắp trẻ en chưa phát triển đầy đủ nên sinh khả dụng không ổn định và có thể gây nguy hại cơ bắp trẻ em. Tiêm dưới da không nên thực hiện vì khó chính xác, Khi sử dụng đường TM, thể tích truyền mỗi lần phải phù hợp với lứa tuổi và cân nặng để tránh quá tải tuần hoàn
- Đường hô hấp qua dạng khí dung: Khó khăn khi dùng cho trẻ em là chọn dùng cụ phù hợp. Việc phối hợp động tác thở khi xịt thuốc không thể làm được ở trẻ nhỏ ( dưới 8 tuổi); những trường hợp này nên dùng buồng phun. Sử dụng dạng phun mù luôn cần có người cần giúp đỡ cho trẻ, không nên để trẻ tự làm
3. Sự tuân thủ điều trị
Với trẻ em ở lúa tuổi dưới 8 tuổi, việc dùng thuốc phải thông qua cha mẹ hoặc bảo mẫu, vì vậy khi kê đơn thuốc phải khi rõ cách dùng và yêu cầu người bảo mẫu. Với trẻ em trên 8 tuổi, việc uống thuốc có thể tự làm nhưng tốt nhất vẫn nên thông qua cha mẹ. Các thông tin về sử dụng thuốc vì vậy phải rõ ràng, dễ hiểu, chữ viết phải dễ đọc, cách dùng thuốc nên chọn cách đơn giản nhất
Làm cho trẻ em hiểu được lý do phải dùng thuốc, phải dùng đủ liều, đúng cách.... để tre tự giác thực hiện góp phần rất quan trọng cho điều trị thành công
Việc chọn các thuốc có mùi vị thơm ngon, không đắng, dễ nuốt... làm cho trẻ em không còn có cảm giác sợ dùng thuốc cũng là yếu tố tăng khă năng tuân thủ điều trị.
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét