Cao huyết áp và những hướng dẫn có ích
29/7/15
Cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến, đặc biệt ở những người có tuổi, đây cũng là nguyên nhân chính liên quan đến tử vong của 7,1 triệu người trên thế giới mỗi năm (tương đương 20000 người/ngày = 100 tai nạn máy bay/ ngày - theo PGS.TS Trương Quang Bình).
Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận mạn, suy giảm nhận thức, suy tim, suy giảm chức năng tâm thu, suy thất trái tiến triển dẫn đến tử vong. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên chỉ số huyết áp đo được hàng ngày. Cao huyết áp nguy hiểm là thế, nhưng không phải ai cũng đo huyết áp đúng cách. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch về quy trình đo huyết áp:
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
3. Tư thế đo chuẩn.
4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay).
5. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập, xả hơi với tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập
6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
8. Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
9. Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24h.
10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Bệnh nhân nên lưu ý với kết quả đo huyết áp ghi được:
1. Huyết áp đo ngoại trú có thể khác với huyết áp tại phòng khám:
Hiệu ứng áo choàng trắng (13%)
Hiệu ứng tăng huyết áp ngoài phòng khám (13%)
2. Huyết áp đo ngoại trú có tương quan tốt hơn đối với tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch và tử vong so với huyết áp tại phòng khám.
3. Nhưng huyết áp đo tại phòng khám mới là tiêu chuẩn để chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp.
Nhìn chung theo dõi huyết áp trong 24h cho thấy:
- huyết áp dao động theo từng thời điểm đo
- huyết áp về đêm thấp hơn
- huyết áp tăng thêm khoảng 5% sau khi tỉnh dậy.
Từ trị số huyết áp đo được, nếu huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg thì bệnh nhân đã bị tăng huyết áp. Ngưỡng huyết áp này được đưa ra dựa trên các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trước đây cho thấy bệnh nhân có thể có lợi ích trên tỉ lệ biến cố tim mạch, tử vong... từ việc điều trị hạ huyết áp.
Như vậy bệnh cao huyết áp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch, hạn chế tối thiểu nguy cơ tử vong cho con người.
Chủ Đề:
Bệnh Tăng Huyết Áp, Hướng Dẫn Điều Trị, Thuốc Tim Mạch, Tin Tức Y Dược
Cao huyết áp gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận mạn, suy giảm nhận thức, suy tim, suy giảm chức năng tâm thu, suy thất trái tiến triển dẫn đến tử vong. Chẩn đoán cao huyết áp dựa trên chỉ số huyết áp đo được hàng ngày. Cao huyết áp nguy hiểm là thế, nhưng không phải ai cũng đo huyết áp đúng cách. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch về quy trình đo huyết áp:
1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.
2. Không dùng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước đó 2 giờ.
3. Tư thế đo chuẩn.
4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay).
5. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập, xả hơi với tốc độ 2-3 mmHg/nhịp đập
6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
8. Nên đo huyết áp ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.
9. Trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24h.
10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg không làm tròn số quá hàng đơn vị.
Bệnh nhân nên lưu ý với kết quả đo huyết áp ghi được:
1. Huyết áp đo ngoại trú có thể khác với huyết áp tại phòng khám:
Hiệu ứng áo choàng trắng (13%)
Hiệu ứng tăng huyết áp ngoài phòng khám (13%)
2. Huyết áp đo ngoại trú có tương quan tốt hơn đối với tổn thương cơ quan đích, biến cố tim mạch và tử vong so với huyết áp tại phòng khám.
3. Nhưng huyết áp đo tại phòng khám mới là tiêu chuẩn để chẩn đoán và phân loại tăng huyết áp.
Nhìn chung theo dõi huyết áp trong 24h cho thấy:
- huyết áp dao động theo từng thời điểm đo
- huyết áp về đêm thấp hơn
- huyết áp tăng thêm khoảng 5% sau khi tỉnh dậy.
Từ trị số huyết áp đo được, nếu huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg thì bệnh nhân đã bị tăng huyết áp. Ngưỡng huyết áp này được đưa ra dựa trên các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trước đây cho thấy bệnh nhân có thể có lợi ích trên tỉ lệ biến cố tim mạch, tử vong... từ việc điều trị hạ huyết áp.
Như vậy bệnh cao huyết áp cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên hệ tim mạch, hạn chế tối thiểu nguy cơ tử vong cho con người.
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét