Chữa mất ngủ hiệu quả với mướp đắng

15:27 |
Giấc ngủ sinh lý là rất quan trọng với mỗi người trong chúng ta. Nếu chúng ta dễ ngủ và ngủ nhiều thì sức khỏe luôn được đảm bảo và chất lượng cuộc sống tăng rất cao. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay thì nhiều việc và sức ép khiến chúng ta dễ stress thì dẫn tới mất ngủ và khó ngủ thường xuyên xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu:


Nguyên nhân gây mất ngủ:

- Sức ép công việc, gia đình, tiền bạc dẫn tới stress.

- Vấn đề mất ngủ do các yếu tố bệnh lý của cơ thể.

Về cơ bản các vấn đề về sức khỏe tâm thần đều ảnh hưởng tới giấc ngủ. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần thường gặp như:

+ Trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực

+ Rối loạn lo âu: sợ hãi, căng thẳng sau chấn thương.

-Giấc ngủ bị rối loạn do cơ thể gặp phải những vấn đề sức khỏe như:

+ Bệnh tim

+ Bệnh hô hấp: phỗi tắc nghẽn, hen suyễn.

+ Bệnh thần kinh: parkinson, alzheimer

- Vấn đề hormon: tuyến giáp hoạt động quá mức.

+ Vấn đề về sinh dục tiết niệu: chứng tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiền liệt tuyến mở rộng.

+ Bệnh khớp: chân tay buồn, nhức mỏi,…

Chúng ta cũng biết rằng mướp đắng có rất nhiều công dụng. Và chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng kì diệu của mướp đắng trong điều trị bệnh mất ngủ

Thành phần  mướp đắng : protid 0,9, glucid 3, cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, caroten 40, vitamin B1 0,07 và vitamin C 22.

Trong trái khổ qua có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain… Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Nổi trội là các loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi, kali...

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, không độc. Nó có tác dụng giải cảm nắng, chống khát, thanh nhiệt, giải độc, giúp mát gan, sáng mắt.

Mướp đắng có chứa nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C và các khoáng chất nên nó được xem là vị thuốc kỳ diệu đối với sức khỏe con người.

Mướp đắng có công dụng trong việc trị bệnh mất ngủ

Nguyên liệu

- Mướp đắng

- Cật heo

- Hành tím

- Dầu mè

- Hạt điều

- Gia vị

Cách làm

Thái mướp đắng vừa ăn, lấy cật heo khía nhỏ ướp với hành tím, gia vị, dầu mè sau đó cho vào xào chín cật heo rồi cho mướp đắng thái miếng nhỏ vào tiếp tục xào cho chín. Ăn cùng với một ít hạt điều rang giã dập.


Chúc các bạn không còn mất ngủ với mướp đắng nữa ! 
Đọc Thêm…

15 lời khuyên hữu ích cho người mất ngủ mãn tính

13:41 |

15 lời khuyên hữu ích cho người mất ngủ mãn tính
Mất ngủ.

Khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ màng, thức trắng đêm, người mệt mỏi, tinh thần và sức khỏe đều suy giảm. Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chung quy lại đều làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.

15 lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn có 1 giấc ngủ tốt hơn:

1. Cố gắng tạo thói quen về giờ giấc đi ngủ, đi ngủ vào 1 giờ cố định, kể cả chưa ngủ được cũng cố nhắm mắt, tạo giấc ngủ thư thái.

2. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy làm việc hoặc giải trí bằng một phương pháp khác để tránh cảm giác buồn ngủ .

3. Tránh căng thẳng, stress trước khi đi ngủ. Nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng giải quyết hết trong ngày, buổi tối trước khi đi ngủ hãy để tâm lsy thật thư giãn, thoải mái.

4. Khi đi ngủ, hãy ngủ trong một môi trường tối ưu: đảm bảo đủ tối, tránh tiếng ồn, không khí lưu thông thoáng đãng

5. Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem tivi sau 10 giờ

6. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

7. Nên tránh các chất kích thích như : café, rươụ bia hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.

8. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, điều này sẽ khiến ban đêm bạn phải tỉnh dậy nhiều lần để đi vệ sinh

9. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ

10. Nên tập thể dục đều đặn hằng ngày, có thể tập nặng vào ban ngầy, và tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ

11. Hạn chế tối đa việc ngủ ngày

12. Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể cà có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.

13. Uống một cốc sữa nhỏ trước khi đi ngủ

14. Ngâm chân nước nóng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu, tạo cảm giác thư thái, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

15. Tránh tối đã hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái, ví dụ như vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng…

Chúc các bạn có một đêm ngon giấc.



Đọc Thêm…

Tương tác thuốc Amantadin khi sử dụng điều trị Parkinson và kháng virus

18:39 |
CÁC THUỐC TRONG NHÓM
Công thức thuốc amantadin.


  • AMANTADIN nang 50 mg; 100 mg 
  • Mantadix nang 100 mg 
  • Contenton nang 50 mg; 100 mg 
1. CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

* Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

- Thời kỳ cho con bú:Do thận trọng, khi chưa có đủ dữ liệu.
- Thời kỳ mang thai:Nguy cơ sinh quái thai đáng kể.

* Thận trọng: mức độ 2

- Trầm cảm: Amantadin có thể gây rối loạn thần kinh tâm thần: lú lẫn kèm theo ảo giác
về thị giác và thính giác, chủ yếu vào chiều tối.
- Động kinh: Amantadin hạ thấp ngưỡng co giật, và có thểgây cơn động kinh.

* Cần theo dõi: mức độ 1

- Suy tim: Nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
- Suy thận: Nguy cơ tích luỹ, do amantadin ít bị chuyển hoá, nên có mặt gần như toàn bộ trong nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính.

2. TƯƠNG TÁC THUỐC

* Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4

  +Thuốc ức chế MAO không đặc hiệu; procarbazin

- Phân tích: Tương tác có thể gây tăng huyết áp không thường xuyên sau khi dùng thêm thuốc ức chế MAO, do một cơ chế chưa được biết.
- Xử lý: Nếu kê đơn phối hợp thuốc, cần thận trọng xác định liều lượng và cần thông báo cho Trung tâm cảnh giác thuốc tất cả những điều bất thường cho phép khẳng định một số nhận xét.

* Cân nhắc nguy cơ/ lợi ích: mức độ 3

+ Rượu

- Phân tích: Tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, kéo theo tăng tác dụng an thần gây buồn ngủ. Một số tác dụng tâm thần vận động có thể thấy, đặc biệt trong tuần điều trị đầu tiên. Tương tác kiểu dược lực.
- Xử lý: Tốt hơn là không nên phối hợp, vì người kê đơn không thể đảm bảo người bệnh không uống rượu. Nguy cơ an thần gây buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm với người lái xe và người đứng máy. Khuyên người bệnh không dùng các chế phẩm có rượu. 

* Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Cafein; theophylin hoặc dẫn chất

- Phân tích:Thận trọng trong phối hợp amantadin với thuốc kích thích tâm thần, nhằm tránh những tác dụng hưng thần như dễ bị kích thích, mất ngủ, và cả đến loạn nhịp tim.

- Xử lý: Việc phối hợp thuốc này đòi hỏi phải thận trọng và cảnh giác. Những tác dụng không mong muốn xuất hiện cần được chuyển về Trung tâm cảnh giác thuốc.

+ Kháng histamin kháng H1 có tác dụng an thần; thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự

- Phân tích: Amantadin tạo điều kiện xuất hiện các tác dụng lú lẫn và ảo giác của các thuốc kháng cholinergic. Chú ý chất ketotifen (Zaditen*) và oxadomid (Tinset*) hình như không có tác dụng cholinergic.
- Xửlý: Nếu nghi ngờ tương tác gây các tác dụng không mong muốn, điều chỉnh lại liều các chất kháng cholinergic trong khi dùng phối hợp với amantadin. Báo cho người bệnh biết những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

+ Levodopa

- Phân tích:Có thểsửdụng phối hợp thuốc này trong điều trịbệnh Parkinson, nhưng lại cần tránh dùng cho người bệnh tâm thần hay có tiền sử bệnh tâm thần.
- Xử lý: Tránh dùng phối hợp thuốc này cho người bệnh có tiền sử bệnh tâm thần và phải hỏi người bệnh hay những người xung quanh.

+ Phenothiazin

- Phân tích: Amantadin tạo điều kiện xuất hiện các trạng thái lú lẫn và ảo giác của các thuốc có tác dụng kháng cholinergic (ở đây là tác dụng kháng cholinergic của các thuốc an thần dẫn chất của phenothiazin).
- Xử lý: Nếu nghi ngờ tương tác gây tác dụng không mong muốn, điều chỉnh liều các thuốc kháng cholinergic khi điều trị đồng thời với amantadin. Thông báo cho người bệnh biết những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

+ Quinin hoặc dẫn chất (quinidin)
- Phân tích: Nồng độ trong huyết thanh của amantadin có thể tăng ở nam, nhưng không tăng ở nữ. Nguy cơ nhiễm độc amantadin (như thất điều, lú lẫn) có thể tăng. Tương tác xảy ra nhanh. Cơ chế: Các dẫn chất quinin có thể ức chế độ thanh lọc của amantadin ở thận nam giới.
- Xử lý: Cần giám sát các tác dụng có hại về thần kinh khi dùng phối hợp.

+ Thuốc cường giao cảm alpha - beta; thuốc cường giao cảm beta

- Phân tích: Tăng cường các tác dụng hưng thần, kéo theo tính dễ bị kích thích, mất ngủ và hiếm thấy hơn là co giật và loạn nhịp tim.
- Xử lý: Khi dùng các thuốc cường giao cảm, phải theo dõi lâm sàng.

+ Thuốc lợi tiểu giữ kali; thuốc lợi tiểu thải kali.

- Phân tích: Các thiazid lợi tiểu thải kali và triamteren lợi tiểu giữ kali có tác dụng làm giảm độ thanh lọc của amantadin ở thận, do một cơ chế còn chưa biết, nên có thể làm tăng độc tính của amantadin.
- Xử lý:Khi phối hợp thuốc, phải điều chỉnh liều amantadin cho thích hợp. Tương tác này còn cần được xác minh.

+ Thuốc ức chế MAO typ B

- Phân tích:Sự ức chế đặc hiệu monoamin oxydase typ B dẫn tới kéo dài tác dụng của levodopa, giải thích việc kê đơn đồng thời thuốc ức chế MAO typ B với levodopa. Như vậy, các tương tác giống như các tương tác của levodopa, nên đề nghị xem ở mục họ thuốc levodopa. Sự phối hợp thuốc này có thể được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson, nhưng người bệnh tâm thần, hoặc có tiền sử bệnh tâm thần thì không nên dùng.
- Xử lý: Vì cần tránh phối hợp thuốc này đối với người bệnh có tiền sử bệnh tâm thần, nên cần phải hỏi người bệnh hoặc hỏi những người xung quanh.

+ Trimethoprim; trimethoprim – sulfamethoxazol:

- Phân tích: Dùng đồng thời các thuốc đó có thể làm lú lẫn cấp tính. Tương tác xảy ra muộn. Cơ chế Amantadintrimethoprim có thể ức chế độ thanh lọc của cả hai thuốc, làm tăng nồng độ huyết thanh của cả hai thuốc.
- Xử lý: Cần giám sát các tác dụng có hại về thần kinh khi dùng phối hợp.

* Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

+ Amphetamin hoặc dẫn chất

- Phân tích: Tuy chưa có trường hợp nào được thông báo, nhà sản xuất khuyên nên thận trọng trong việc phối hợp amantadin với chất kích thích tâm thần, nhằm tránh những tác dụng hưng thần như tính dễ kích thích, mất ngủ, và có thể cả loạn nhịp tim.
- Xử lý: Phối hợp thuốc này đòi hỏi phải thận trọng và cảnh giác, và nếu cần, các tác dụng phải được báo về Trung tâm cảnh giác Dược quốc gia.

+ Thuốc kháng cholinergic

- Phân tích: Do hiệp đồng các tác dụng không mong muốn, nên các tác dụng kháng cholinergic tăng, làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện, khô miệng, táo bón.
- Xử lý: Cần ghi nhận những nhược điểm của loại thuốc này. Nếu cần phối hợp thuốc, phải thông báo cho người bệnh biết các nhược điểm đó. Tránh dùng cho người bị phì đại tuyến tiền liệt và người tăng nhãn áp.
Đọc Thêm…

Xem hình ảnh video bạo lực nhiều dẫn tới stress sau chấn thương

17:38 |
 Stress đang là tình trạng rất được quan tâm hiện nay. Nó có thể dẫn tới nhiều bệnh phức tạp và phổ biến trong xã hội hiện tại như mất ngủ, làm suy giảm sinh lý nam dẫn tới vô sinh, sinh ra bệnh trầm cảm, tự kỉ nặng ở nhiều người. Chúng ta hãy cùng tham gia tìm hiểu xem mạng xã hội ảnh hưởng thế nào tới tình trạng stress nhé. 
Mất ngủ do stress
 
Nhiều người trong chúng ta chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội để theo kịp với những tin tức mới nhất. Nó đã trở thành một nguồn thông tin được cập nhật ngay, nơi mà các hình ảnh và video của sự kiện tin tức được đăng tải gần như ngay sau khi chúng xảy ra. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy rằng khi xem tin tức, sự kiện bạo lực thông qua phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta cần thận trọng; nó có thể gây ra các triệu chứng tương tự như những người rối loạn stress sau chấn thương.


Tác giả nghiên cứu tiến sĩ Pam Ramsden, của Khoa Khoa học xã hội tại Đại học Bradford ở Anh, và các đồng nghiệp mới đây đã trình bày phát hiện của mình tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Tâm lý học người Anh.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy nhân viên chăm sóc sức khỏe người giúp đỡ nạn nhân bị chấn thương có thể gặp "vicarious traumatisation" (sang chấn gián tiếp), cái đó khiến họ trở nên tâm lý và tình cảm bị ảnh hưởng bởi sự đau khổ của các nạn nhân.

Nhưng đối với nghiên cứu của mình, TS Ramsden và các đồng nghiệp muốn xem liệu tiếp xúc với các sự kiện bạo lực và đau thương qua phương tiện truyền thông xã hội sẽ có một hiệu ứng tương tự.

"Những câu chuyện bạo lực phương tiện truyền thông xã hội đã kích hoạt và hình ảnh đồ họa để được theo dõi bởi công chúng chưa được chỉnh sửa chi tiết khủng khiếp," Tiến sĩ Ramsden nói. "Nhìn những sự kiện này và cảm thấy sự đau khổ của những người trực tiếp gặp họ có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta."

"Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn xem liệu mọi người sẽ gặp các tác dụng kéo dài lâu như căng thẳng và lo lắng, và trong một số trường hợp rối loạn stress sau chấn thương (PTSDs) cho xem những hình ảnh này."

22% người tham gia bị ảnh hưởng bởi các video, hình ảnh của sự kiện tin tức bạo lực
Đội 189 người đàn ông và phụ nữ có độ tuổi trung bình 37. Bộ phận đã được tiếp xúc với một số video và hình ảnh của sự kiện tin tức bạo lực - trong đó có vụ đánh bom tự sát, vụ nổ súng trường học và các cuộc tấn công khủng bố 11/9 - thông qua phương tiện truyền thông xã hội hay Internet .

Sau khi xem những đoạn phim và hình ảnh, những người tham gia được yêu cầu hoàn thành một đánh giá chấn thương gián tiếp và bảng câu hỏi và một câu hỏi cá nhân, cũng như trải qua một cuộc đánh giá lâm sàng cho PTSD.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 22% người tham gia điểm rất cao trên các đánh giá lâm sàng của PTSD, mặc dù chỉ được tiếp xúc với các video và hình ảnh của sự kiện chấn thương, không phải là sự kiện chính họ.

Người tham gia xem phương tiện truyền thông càng nhiều trong những sự kiện chấn thương tâm lý, thì các ảnh hưởng càng nhiều, nhóm nghiên cứu tìm thấy.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia là người hướng ngoại nhiều hơn có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi các đoạn video và hình ảnh của các sự kiện bạo lực.

Tiến sĩ Ramsden nói những phát hiện của nhóm nghiên cứu là "đáng lo ngại", và nói thêm:

"Với sự gia tăng tiếp cận với phương tiện truyền thông xã hội và internet thông qua máy tính bảng và smartphone, chúng ta cần phải đảm bảo rằng mọi người đều nhận thức được những rủi ro của việc xem những hình ảnh và luôn có các biện hỗ trợ thích hợp có sẵn cho những người cần nó."
Đọc Thêm…

Ảnh hưởng của thiết bị điện tử tới giấc ngủ

09:53 |
Hãy đối mặt với nó -điện tử là một phần của cuộc sống trong thế kỷ 21. Nó có những ưu nhược điểm nhất định trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó giúp chúng ta có thể hoạt động thoải mái vào ban đêm với nguồn sáng mà các bóng đèn điện có thể tạo ra. Tuy nhiên nó cũng khiến chúng ta trở nên khó ngủ hơn do ánh sáng làm tăng sự tỉnh táo của cơ thể.
Mất ngủ

Sống trong xã hội của chúng ta, não của chúng ta bị ảnh hưởng để "thư giãn" cho giấc ngủ. Do bóng tối là 1 tín hiệu để não có thể thư giãn.

Các chuyên gia Helene Emsellem, MD và Taylor Bos, BA, cho chúng tôi xem xét lại những gì các tài liệu mới nhất cho biết xung quanh thiết bị điện tử và ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm nổi bật cách sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ nữa phá vỡ các mô hình tự nhiên của chu kỳ ngủ-thức .

Điện tử, ánh sáng và giấc ngủ khoa học

Có dữ liệu khoa học vững chắc tài liệu về vai trò của ánh sáng trong việc thúc đẩy sự tỉnh táo. Thụ quang trong ánh sáng cảm giác và võng mạc tối, báo hiệu bộ não của chúng ta về tình trạng của thế giới bên ngoài và điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta(tập trung ở một khu vực nhỏ của vùng dưới đồi được gọi là hạt nhân suprachiasmatic) với chu kỳ ngày đêm bên ngoài. Tín hiệu này của ánh sáng và bóng tối giúp chúng ta tỉnh táo vào buổi sáng và có thể ngủ vào thời điểm thích hợp vào ban đêm. Sức mạnh của ánh sáng như một nhân tố cảnh báo được một cách dễ dàng được định nghĩa khi chúng ta nghĩ về mặt trời, nhưng có thể khó khăn hơn để đánh giá cao khi xem xét ánh sáng phát ra từ một máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cẩn thận đã chỉ ra rằng ngay cả các thiết bị điện tử nhỏ của chúng ta phát ra ánh sáng đủ để miscue não và thúc đẩy sự tỉnh táo. Là người lớn, chúng ta phải chịu những ảnh hưởng và trẻ em của chúng ta đặc biệt mẫn cảm.

Trẻ em, Điện tử và Giấc ngủ

Sự phổ biến ngày càng tăng của thiết bị điện tử trong phòng ngủ của trẻ em tạo ra một nền văn hóa hoạt động buổi tối và tiếp xúc với ánh sáng tác động tiêu cực đến thời gian giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và sự tỉnh táo vào ban ngày. Tài liệu cho thấy rằng:

- Trẻ em sử dụng phương tiện điện tử như là một trợ giúp giấc ngủ để thư giãn vào ban đêm đã được chứng minh là có giờ đi ngủ ngày trong tuần sau, trải qua những giờ ngủ mỗi tuần và báo cáo buồn ngủ ban ngày nhiều hơn.
- Thanh thiếu niên có tivi ở phòng ngủ có giờ đi ngủ muộn, ngủ nhiều khó khăn bắt đầu và tổng thời gian ngủ ngắn hơn.
- Nhắn tin và email sau khi tắt đèn, dù chỉ một lần mỗi tuần, làm tăng đáng kể tự báo cáo buồn ngủ ban ngày trong giới thiếu niên.
- Không phải tất cả việc sử dụng điện tử là giải trí như gánh nặng bài tập về nhà là rất tốt cho nhiều trẻ em của chúng tôi và công việc của họ thường được hoàn thành trên máy tính, một nguồn ánh sáng đáng kể vào cuối buổi tối.
- Nhu cầu học tập tăng, lịch trình xã hội và ngoại khóa bận rộn và tăng nhu cầu giải trí để giữ cho trẻ em của chúng ta sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm.

Rất nhiều trẻ em không thực hiện được các yêu cầu cơ bản và giấc ngủ giấc ngủ đầy đủ là điều cần thiết cho sự tăng trưởng, học tập, tâm trạng, sự sáng tạo và kiểm soát cân nặng. Hiểu được ảnh hưởng của ánh sáng và buổi tối tham gia vào giấc ngủ là bước đầu tiên trong việc giúp đỡ cha mẹ giải quyết các vấn đề của thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
Đọc Thêm…

Mất ngủ là gì và nguyên nhân gây ra mất ngủ

09:04 |
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ, được đặc trưng bởi khó khăn chìm vào giấc ngủ và/ hoặc duy trì giấc ngủ. Những người bị chứng mất ngủ có một hoặc nhiều các triệu chứng sau:

- Khó ngủ
- Thức dậy thường xuyên trong đêm và gặp khó khăn khi đi ngủ trở lại
- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
- Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy

Các loại Insomnia

 Có 2 loại mất ngủ: mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

- Mất ngủ chính: mất ngủ chính có nghĩa là một người đang có vấn đề về giấc ngủ mà không trực tiếp bị với bất kỳ điều kiện y tế khác hoặc vấn đề.
- Mất ngủ thứ phát: mất ngủ thứ phát có nghĩa là một người đang có vấn đề về giấc ngủ vì cái gì khác, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe (như bệnh suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư, hoặc ợ nóng); đau; thuốc họ đang dùng; hoặc một chất mà họ đang sử dụng (như rượu).

Mất ngủ mạn tính và cấp tính

Mất ngủ cũng khác nhau trong thời gian kéo dài và mức độ thường xuyên xảy ra. Nó có thể là ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) hoặc có thể kéo dài một thời gian dài (mất ngủ mạn tính). Nó cũng có thể đến và đi, với khoảng thời gian khi một người không có vấn đề giấc ngủ. Mất ngủ cấp tính có thể kéo dài từ 1 đêm đến một vài tuần. Mất ngủ được gọi là mãn tính khi một người có chứng mất ngủ ít nhất 3 lần trong một tuần trong một tháng hoặc lâu hơn.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nguyên nhân của chứng mất ngủ cấp tính có thể bao gồm:

- Căng thẳng trong cuộc sống (mất việc làm hoặc thay đổi, cái chết của một người thân, ly hôn, di chuyển)
- Bệnh tật
- Khó chịu về cảm xúc hoặc thể chất
- Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng, hoặc nhiệt độ khắc nghiệt (nóng hoặc lạnh) gây trở ngại cho giấc ngủ
- Một số loại thuốc (ví dụ những người sử dụng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao, và hen suyễn) có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Nhiễu trong lịch trình giấc ngủ bình thường (đi máy bay hoặc chuyển đổi múi giờ do chuyển vùng)

Nguyên nhân của chứng mất ngủ mạn tính bao gồm:

- Trầm cảm và / hoặc lo âu
- Stress mãn tính
- Đau hoặc khó chịu vào ban đêm 

Các triệu chứng của mất ngủ

Các triệu chứng của chứng mất ngủ có thể bao gồm:

- Buồn ngủ vào ban ngày
- Mệt mỏi chung
- Khó chịu
- Vấn đề với nồng độ hoặc bộ nhớ
- Chẩn đoán mất ngủ
Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mất ngủ, nói chuyện với bác sĩ của bạn. Một đánh giá có thể bao gồm một kiểm tra vật lý, lịch sử y tế, và một lịch sử giấc ngủ. Bạn có thể được yêu cầu để giữ một cuốn nhật ký giấc ngủ cho 1 hoặc 2 tuần, theo dõi các mô hình giấc ngủ của bạn và  bạn cảm thấy thế nào trong ngày. Trong một số trường hợp, bạn có thể được giới thiệu đến một trung tâm xét nghiệm đặc biệt cho giấc ngủ.
Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner