4 thực phẩm giảm huyết áp nhanh chóng

16:30 |


Khoa học mới đang thay đổi cách mọi người 50 tuổi trở lên đánh giá huyết áp của họ, và một loạt các nghiên cứu mới về các loại thực phẩm và tăng huyết áp cho thấy nó có thể được dễ dàng hơn bạn nghĩ để làm giảm huyết áp cao.


Đối với người lớn dưới 65 tuổi, thì các chỉ số huyết áp của bạn ở mức cao là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim trong tương lai hoặc thậm chí tử vong. Mức huyết áp bình thường là khoảng 120/80. Nếu mức huyết áp tâm thu là 140 thì bạn có lý do để lo lắng.

Đối với những người 65 tuổi trở lên, thì đó là một tình hình phức tạp hơn. Bài đọc có thể dẫn tới các quan điểm thay đổi nhiều hơn và các bác sĩ cần phải cẩn thận khi kê đơn thuốc huyết áp cho bệnh nhân lớn tuổi.

Một cách an toàn, hiệu quả để làm giảm huyết áp cho tất cả các nhóm tuổi là ăn các loại thực phẩm mà làm việc một cách tự nhiên để làm giãn các mạch máu, vì vậy tim không phải làm nhiều.

Ăn nhiều các loại thực phẩm tuyệt vời trong số dưới đây có thể dễ dàng để giúp hạ thấp con số huyết áp của bạn.

1. Việt quất.

Chỉ cần một khẩu phần quả việt quất mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao. Quả việt quất, cũng như quả mâm xôi và dâu tây, chứa các hợp chất tự nhiên gọi là anthocyanin bảo vệ chống lại bệnh cao huyết áp, theo một nghiên cứu của Anh và Mỹ gần đây của khoảng 157.000 đàn ông và phụ nữ được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ.

2. Ngũ cốc:

Có một bát ngũ cốc ăn sáng, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ như bột yến mạch, yến mạch vuông, vảy cám lúa mì vụn, có thể làm giảm cơ hội của bạn bị huyết áp cao, các nhà nghiên cứu trường Đại học Harvard vừa mới được tìm thấy. Thêm vào đó, các phần ăn nhiều ngũ cốc bạn ăn một tuần, lợi ích lớn hơn. Thêm vào đó là các nghiên cứu gần đây về quả việt quất, và bạn có thể cải thiện sức khỏe của bạn gấp đôi với hoa quả.

3. Khoai tây:

Mọi người đều thích một củ khoai tây nướng, phải không? Nhưng bạn có biết rằng một củ khoai tây nướng là giàu kali và magiê, hai khoáng chất quan trọng có thể giúp chống lại bệnh cao huyết áp? Nghiên cứu cho thấy rằng nếu Mỹ tăng lượng kali của họ, trường hợp người lớn cao huyết áp có thể giảm tới hơn 10 phần trăm. Đối với magiê, nhiều người Mỹ lớn tuổi không có đủ trong chế độ ăn uống của họ, theo Viện Y tế quốc gia. Vì vậy, tại sao không giết hai con chim với một loại thức ăn. Ngoài khoai tây nướng, đây là một số loại thực phẩm khác giàu cả hai khoáng chất này: cá bơn, rau bina, chuối, đậu nành, đậu tây và đồng bằng, không béo sữa chua.

4. Củ cải đường:

Uống một ly nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp chỉ trong vòng một vài giờ, theo một trường Đại học Queen Mary ở London nghiên cứu công bố năm ngoái trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ Tăng huyết áp. Các nitrate trong nước trái cây có tác dụng tương tự như uống một viên thuốc nitrate, các nhà nghiên cứu tìm thấy. Nước ép củ cải đường có thể được tìm thấy tại một số cửa hàng thực phẩm sức khỏe và cửa hàng tạp hóa đặc biệt chẳng hạn như Whole Foods. Các loại thực phẩm giàu nitrate khác bao gồm rau bina, rau diếp, bắp cải, cà rốt, và dĩ nhiên, cả củ cải.

Đọc Thêm…

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường

11:22 |
Đái tháo đường là bệnh rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa được bổ sung kiến thức đầy đủ về căn bệnh này và tuy có nhiều dấu hiệu về bệnh đái tháo đường những cũng không biết để phòng tránh từ trước và điều trị kịp thời.

Dưới đây là những dấu hiệu để có thể nhận biết được bệnh tiểu đường:


Tụt cân nhanh chóng

Đối với những người cơ thể đang “béo tốt” và khỏe mạnh bình thường tự nhiên trong vòng 1 tháng tụt cân trầm trọng dẫn tới cơ thể suy nhược gầy guộc thì các bạn nên lưu ý và đi kiểm tra ngay nhé. Vì rất có thể bạn đã bị tiểu đường type 1 do cơ thể bạn phải sử dụng đường được lấy từ các mô nên dẫn tới tình trạng ngày càng gầy đi.

Ăn nhiều nhưng nhanh đói

Insulin ngoài chức năng chuyển glucose thành năng lượng, nó cũng có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn và ăn nhiều.

Tuy nhiên, người bệnh lại rất nhanh đói bởi khi chỉ số đường huyết giảm, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, từ đó kích thích cảm giác đói để nài xin thêm glucose cần cho các hoạt động của tế bào.

Thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu gắt

Việc bạn bị tiểu đường thì khi đó lượng insulin của bạn không được sản xuất hoặc là có nhưng chất lượng insulin lại không được đảm bảo để có thể chuyển hóa glucose trong thức ăn thành glucose vào máu và các mô. Tình trạng đó làm cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt đường.

Ngoài ra bệnh đái tháo đường còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng bệnh mất ngủ của bạn và có thể làm cho cơ thể ngày càng mệt mỏi dễ cáu gắt hơn.

Hay khát nước và đi tiểu nhiều

Khi lượng đường huyết cao sẽ là môi trường ưu trương dẫn tới kéo nước nhiều hơn. Làm cho cơ thể thiếu nước và tăng cảm giác thèm khát bù nước. Chính vì vậy nên bệnh nhân đái háo đường uống rất nhiều nước.
Uống nhiều nước dẫn tới thận hoạt động nhiều và tăng tình trạng đi tiểu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Vết thương lâu lành

Ai cũng biết nếu bệnh nhân tiểu đường thì rất dễ bị nhiễm trùng và vết thương rất khó lành lặn. Với những bệnh nhân đái tháo đường thì 1 vết thương nhỏ bằng cái kim cũng có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm và nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng.

Tăng huyết áp:

Mọi người đều biết rằng tăng huyết áp là 1 biến chứng của tiểu đường. Chính vì vậy nếu bạn đột nhiên xuất hiện thêm tình trạng cơ thể hay nôn nao, khó chịu, chóng mặt và khi đo thấy huyết áp cao hơn so với bình thường thì nên đi kiểm tra cả đường huyết đi nhé. Vì có thể bạn đang bị cả bệnh tiểu đường nữa nhé.
Đọc Thêm…

Tính ngày rụng trứng để dễ thụ thai nhất

17:17 |
Tình trạng hiếm muộn hiện nay là khá phổ biến với các cặp vợ chồng hiện nay. Cũng bởi vì kiến thức về cách tính ngày rụng trứng còn thiếu nên nhiều cặp vợ chồng rất khó khăn trong tình trạng “săn” bé.
Và em xin đơn cử cách “săn” bé của 2 vợ chồng em và các cặp vợ chồng nếu quan hệ trong những ngày như thế này thì khả năng có bầu là khá cao.
 
1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.
 
Để thực hiện được phương pháp này thì các mẹ cần có chu kì kinh nguyệt đều đặn và cần có thời gian để quan sát vài chu kì xem chu kì kinh nguyệt của mình có đều đặn không thì mới áp dụng được phương pháp này.
 
Các chu kì kinh nguyệt của các chị em có thể sẽ có sự khác biệt đối với từng chu kì riêng. Vì vậy để xác định chính xác nhất thì cần thời gian 3-4 tháng để xác định chu kì kinh nguyệt của mình có đều hay không. Việc này sẽ quyết định được bạn có thể áp dụng được phương pháp này hay không?
 
Mời các mẹ tham khảo lịch trứng rụng cho mỗi chu kỳ kinh nguyệt:

2. Nhận biết chất nhầy cổ tử cung
 
Với đánh giá cá nhân thì đây là phương pháp tính ngày an toàn và thụ thai cho chị em dễ nhận biết nhất. Chị em chỉ cần chú ý quan sát 1 chút về cơ thể mình sẽ thấy được sự khác biệt khi mỗi lần trứng rụng
Trong suốt 1 chu kì kinh nguyệt thì chất nhầy cổ tử cũng chỉ em cũng vẫn xuất hiện nhưng khi rụng trứng thì chất nhầy này nhiều hơn bất thường và trong suốt, mỏng như lòng trắng trứng vậy.
 
Vào ngày này, khi chị em đặt các ngón tay sâu vào âm đạo, lấy một ít chất nhờn ở cổ tử cung sẽ thấy chất nhầy có thể kéo thành sợi liên tục lên đến 10cm. Thật dễ dàng đúng không chị em? 
Sử dụng que thử rụng trứng
 
Hiện nay rất tiện lợi cho chị em là đã có dụng cụ để kiểm tra ngày rụng trứng chính xác cho chị em. Đó chính là que thử trứng rụng. Việc sử dụng chúng rất đơn giản là lấy que thử để thử nước tiểu vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy
 
3. Theo dõi nhiệt độ cơ thể
 
Hãy trang bị cho mình 1 chiếc nhiệt kế để có thể biết chính xác khi nào cơ thể mình rụng trứng nhé.
Cách làm rất đơn giản:
Trong những ngày rụng trứng thì thân nhiệt của các chị em có thể tăng lên so với bình thường 0.5-10C. Với những chị em bình thường thì thân nhiệt cơ thể sẽ đạt cực đại trong 2-3 ngày rụng trứng.
Ví dụ ngày rụng trứng là 15 thì khoảng nhiệt cực đại đây sẽ là ngày 14-16.
 
Chị em phải chú ý là theo dõi nghiêm túc trong ba chu kỳ liền sẽ thấy quy luật thân nhiệt của mình. Sau đó, chị em có thể đo vài ngày trong một chu kỳ trước khi trứng rụng là xác định được ngày trứng rụng. Lưu ý thêm là chỉ sử dụng một nhiệt kế để tránh sai số và lấy ở một nơi nhất định trên cơ thể (như ở hậu môn hoặc âm đạo).
Ngoài ra đây cũng là biện pháp tránh thai hiệu quả hiện nay nếu áp dụng đúng.

Chúc các mẹ có thể có cách tính ngày hiệu quả để khả năng thụ thai cao nhất và an toàn nhất.

Đọc Thêm…

Hướng dẫn điều trị tiêu chảy cấp

23:01 |
Xử trí tiêu chảy cấp

I. Mục tiêu
1. Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước.
2. Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước.
3. Dự phòng SDD.
4. Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương lai bằng bổ sung kẽm.
II. Quyết định điều trị
Sau khi hoàn thành việc thăm khám, cần quyết định chọn phác đồ điều trị.
Lựa chọn phác đồ thích hợp dựa vào mức độ mất nước.
- Đối với trẻ không mất nước, lựa chọn phác đồ A.
- Đối với trẻ có mất nước, lựa chọn phác đồ B.
- Đối với trẻ mất nước nặng, lựa chọn phác đồ C.
- Nếu phân có máu (lỵ) cần điều trị kháng sinh.
- Nếu trẻ sốt, hướng dẫn bà mẹ làm hạ nhiệt bằng khăn ướt hoặc quạt cho trẻ, sau đó mới xem xét và điều trị các nguyên nhân khác (chẳng hạn như sốt rét).
III. Phác đồ điều trị
- Phác đồ A - Điều trị tiêu chảy tại nhà
- Phác đồ B - Điều trị mất nước bằng ORS, bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế.
- Phác đồ C - Điều trị nhanh chóng tiêu chảy mất nước nặng
Cả 3 phác đồ đều sử dụng để phục hồi lại lượng nước và muối bị mất khi tiêu chảy cấp. Cách tốt nhất để bù nước và phòng mất nước cho trẻ là sử dụng dung dịch ORS. Chỉ truyền tĩnh mạch cho các trường hợp mất nước nặng hoặc thất bại với đường uống theo phác đồ B.
1. Phác đồ A - điều trị phòng mất nước
Phác đồ A. Điều trị tiêu chảy tại nhà
Khuyên bảo bà mẹ 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà
Cho trẻ uống thêm dịch. Bổ sung thêm kẽm. Tiếp tục cho ăn. Khi nào đưa trẻ đến khám lại ngay.
1. Cho trẻ uống thêm dịch (càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn)
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ:
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn sau mỗi lần bú.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho thêm ORS sau bú mẹ.
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch như:
ORS, thức ăn lỏng như: nước xúp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch.
ORS thực sự quan trọng cho trẻ uống tại nhà khi:
- Trẻ vừa được điều trị kết thúc phác đồ B hoặc C.
- Trẻ không thể trở lại cơ sở y tế nếu Tiêu chảy nặng hơn.
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CÁCH PHA VÀ CÁCH CHO TRẺ UỐNG ORS. ĐƯA CHO BÀ MẸ 2 GÓI ORS SỬ DỤNG TẠI NHÀ
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CHO UỐNG THÊM BAO NHIÊU NƯỚC SO VỚI BÌNH THƯỜNG NƯỚC UỐNG VÀO
- Trẻ < 2 tuổi : 50 - 100ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
- Trẻ ≥ 2 tuổi : 100 - 200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
Hướng dẫn bà mẹ :
- Cho uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa.
- Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn
- Tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.
2. Tiếp tục cho trẻ ăn
3. Bổ sung kẽm (viên 20mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn dịch, sirup 5ml chứa 10mg kẽm)
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CHO TRẺ UỐNG BAO NHIÊU?
- Trẻ <6 tháng: 1/2 viên/ngày trong 14 ngày (10mg) hoặc 5ml sirup
- Trẻ ≥6tháng: 1 viên/ngày trong 14 ngày (20mg) hoặc 10ml sirup
Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống bổ sung kẽm :
Trẻ nhỏ: Hoà tan viên thuốc với một lượng nhỏ (5ml) sữa mẹ, ORS hoặc nước sạch vào thìa nhỏ, cho trẻ uống lúc đói.
Trẻ lớn: Những viên thuốc có thể nhai hoặc hoà tan trong nước sạch vào một thìa nhỏ.
* NHẮC BÀ MẸ PHẢI CHO TRẺ UỐNG BỔ SUNG KẼM ĐỦ LIỀU 14 NGÀY
4. Khi nào khám trở lại hoặc khám lại ngay


Điều trị tại nhà, dự phòng mất nước và suy dinh dưỡng
Bà mẹ cần được hướng dẫn cách dự phòng mất nước tại nhà bằng cách cho trẻ uống thêm dịch nhiều hơn bình thường. Dự phòng SDD bằng tiếp tục cho trẻ ăn, uống kẽm và những dấu hiệu cần mang trẻ trở lại cơ sở y tế. Những bước này được tóm tắt trong 4 nguyên tắc điều trị phác đồ A.
Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước
Những loại dịch thích hợp
Phần lớn các loại dịch trẻ thường dùng đều có thể sử dụng. Các loại dịch này có thể chia thành hai nhóm:
Các dung dịch chứa muối
- ORS (ORS chuẩn cũ và ORS nồng độ thẩm thấu thấp)
- Dung dịch có vị mặn (ví dụ như nước cháo muối, nước cơm có muối)
- Súp rau quả hoặc súp gà, súp thịt
Hướng dẫn bà mẹ cho khoảng 3g muối (nhúm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) khi pha chế 1 lít dung dịch để có một dung dịch hoặc súp không quá mặn.
Các dung dịch không chứa muối
- Nước sạch
- Nước cơm (hoặc các loại ngũ cốc khác)
- Súp không mặn
- Nước dừa
- Trà loãng
- Nước hoa quả tươi không đường
Những dung dịch không thích hợp
Một số dung dịch có thể gây nguy hiểm nên phải tránh sử dụng khi tiêu chảy, đặc biệt là những loại nước uống ngọt có đường vì có thể gây tiêu chảy thẩm thấu và tăng natri máu, ví dụ như nước uống công nghiệp chứa CO2, nước trà đường, nước trái cây công nghiệp.
Một số dung dịch khác nên tránh vì chúng là những chất kích thích gây lợi tiểu và là thuốc tẩy, ví dụ như cà phê, các loại trà thuốc hoặc dung dịch truyền.
Lượng dịch cần uống
Nguyên tắc chung là cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn cho tới khi ngừng tiêu chảy.
- Trẻ dưới 2 tuổi: khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Trẻ 2-10 tuổi: khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Trẻ lớn: uống theo nhu cầu.
Nguyên tắc 2: Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
Khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Không được hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn. Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Phần lớn trẻ tiêu chảy phân nước sẽ thèm ăn trở lại ngay khi được bù đủ nước. Trái lại, những trẻ tiêu chảy phân máu thường kém ăn kéo dài hơn cho đến khi bệnh thuyên giảm. Những trẻ này cần được khuyến khích ăn lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, hồi phục nhanh cân nặng và chức năng đường ruột, gồm khả năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng. Trái lại những trẻ ăn kiêng hoặc thức ăn pha loãng sẽ bị giảm cân, thời gian tiêu chảy kéo dài hơn và chức năng đường ruột phục hồi chậm hơn.
Các loại thức ăn
Điều này phụ thuộc vào tuổi của trẻ, thức ăn trẻ thích và cách nuôi dưỡng trước khi bị bệnh, tập quán văn hoá cũng rất quan trọng. Nhìn chung thức ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cũng giống như những loại thức ăn cần thiết cho trẻ khoẻ mạnh. Những khuyến cáo đặc biệt được nêu dưới đây:
Sữa
Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu đang bú mẹ cần được khuyến khích nên tiếp tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn nếu trẻ muốn.
Trẻ không được bú mẹ nên cho trẻ ăn những sữa trẻ thường dùng, mỗi lần ăn cách nhau 3 giờ, nếu có thể cho uống bằng cốc. Những sữa công thức thương mại được quảng cáo cho tiêu chảy thì đắt và không cần thiết. Không nên sử dụng chúng thường lệ. Bất dung nạp sữa có ý nghĩa về mặt lâm sàng là vấn đề hiếm gặp.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn và phải ăn thêm các loại thức ăn khác, cần được tăng cường bú mẹ. Khi trẻ hồi phục và bú sữa mẹ tăng lên, những thức ăn khác sẽ được giảm xuống (nếu những chất lỏng khác nhiều hơn sữa mẹ, sử dụng ly, không sử dụng bình bú). Điều này có thể thường mất khoảng 1 tuần. Nếu có thể, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn.
Đo độ pH phân hoặc các chất giáng hoá trong phân là không cần thiết, vì các xét nghiệm này chỉ cho thấy sự bất thường về hấp thu đường lactose chứ không quan trọng về mặt lâm sàng.
Điều quan trọng hơn là theo dõi đáp ứng lâm sàng của trẻ (ví dụ: phục hồi cân nặng, những cải thiện chung). Biểu hiện sự bất dung nạp sữa chỉ quan trọng về mặt lâm sàng nếu lượng phân tăng đáng kể làm tình trạng mất nước nặng hơn và thường đi kèm với sút cân.
Những loại thức ăn khác
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn và phải ăn thêm các loại thức ăn khác cần cho ăn ngũ cốc, rau quả, các loại thức ăn khác và cho thêm sữa. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi chưa được cho ăn những thức ăn này, nên sớm bắt đầu cho ăn trong hoặc sau khi ngừng tiêu chảy.
Khi hướng dẫn về chế độ ăn, nên lưu ý về tập quán ăn uống, các thực phẩm năng lượng, dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ vi chất chủ yếu mà có sẵn tại địa phương. Thực phẩm nên được chế biến và nghiền nhỏ để dễ tiêu hoá. Nên trộn sữa với ngũ cốc. Cho thêm 5 - 10ml dầu thực vật vào mỗi bữa ăn. Nên khuyến khích cho ăn thịt, cá hoặc trứng. Thực phẩm giàu Kali như chuối, nước dừa và nước hoa quả tươi rất hữu ích.
Những thức ăn nên tránh
Không nên cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hoá.
Nước cháo loãng chỉ có tác dụng bù nước chỉ làm cho trẻ có cảm giác no mà không đủ các chất dinh dưỡng.
Những thức ăn chứa quá nhiều đường có thể gây tiêu chảy thẩm thấu gây tiêu chảy nặng hơn.
Lượng thức ăn của trẻ
Khuyến khích trẻ ăn nhiều như trẻ muốn, cách nhau 3 hoặc 4 giờ (6 bữa/ngày). Cho ăn thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn vì thức ăn sẽ dễ hấp thu hơn so với ăn ít bữa, số lượng nhiều.
Sau khi tiêu chảy ngừng, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và cung cấp thêm một bữa phụ mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Nếu trẻ SDD, bữa ăn phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều cao.
Nguyên tắc 3: Cho trẻ uống bổ sung kẽm (10mg; 20mg) hàng ngày trong 10 - 14 ngày.
Cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay khi tiêu chảy bắt đầu.
Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy.
Kẽm rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ và giúp ngăn chặn những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2 - 3 tháng sau điều trị. Kẽm giúp cải thiện sự ngon miệng và tăng trưởng.
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày.
- Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày. Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói.
Nguyên tắc 4: Đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ có một trong những biểu hiện sau:
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
2. Phác đồ B - điều trị có mất nước

Phác đồ B. Điều trị mất nước với dung dịch ORS
Cho trẻ uống tại cơ sở y tế lượng ORS khuyến cáo trong vòng 4 giờ.
* XÁC ĐỊNH LƯỢNG ORS TRONG 4 GIỜ ĐẦU TIÊN
Tuổi *
< 4 tháng
4 đến <12 tháng
12 tháng đến <2 tuổi
2 tuổi đến < 5 tuổi
Cân nặng
< 6kg
6 - <10kg
10 - < 12kg
12-19 kg
Số ml
200-400
400-700
700-900
900-1400
* Chỉ dùng tuổi trẻ khi bạn không biết cânnặng. Số lượng ORS ước tính (ml) cần dùng, được tính bằng cân nặng trẻ (kg) x 75.
Cho trẻ uống thêm ORS, nếu trẻ đòi uống nhiều hơn chỉ dẫn.
Đối với trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi không được bú mẹ, nên cho thêm 100-200ml nước sôi nguội trong thời gian này. Nếu sử dụng ORS chuẩn cũ, còn sử dụng ORS nồng độ thẩm thấu thấp thì không cần cho uống thêm nước để nguội.
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CÁCH CHO TRẺ UỐNG ORS
Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa. Nếu trẻ nôn, chờ 10 phút. Sau đó tiếp tục cho uống chậm hơn.
Tiếp tục cho trẻ bú bấtkỳ khi nào trẻ muốn.
* SAU 4 GIỜ :
- Đánh giá và phân loại lại tình trạng mất nước của trẻ.
- Lựa chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị
- Bắt đầu cho trẻ ăn tại phòng khám.
* NẾU BÀ MẸ PHẢI VỀ NHÀ TRƯỚC KHI KẾT THÚC ĐIỀU TRỊ :
Hướng dẫn bà mẹ cách pha ORS tại nhà.
Hướng dẫn bà mẹ lượng ORS cần cho uống để hoàn tất 4 giờ điều trị tại nhà.
Đưa cho bà mẹ số gói ORS để hoàn tất việc bù nước. Cũng nên phát thêm ORS như đã khuyến nghị trong phác đồ A.
Giải thích cho bà mẹ 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà.
1. Uống thêm dịch
2. Tiếp tục cho ăn
3. Uống bổ sung kẽm
4. Khi nào đưa trẻ đến khám ngay
Đọc Thêm…

Hướng dẫn điều trị đái tháo đường túp 2 của Bộ Y Tế

18:03 |
Hướng dẫn điều trị này chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường týp 2 ở giai đoạn không có những bệnh cấp tính, như nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng cấp, hoặc phẫu thuật, hoặc ung thư.
Hướng dẫn điều trị này không áp dụng cho người dưới 18 tuổi mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

1. Nguyên tắc chung:

a) Mục đích:

- Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
- Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
b) Nguyên tắc:
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường.
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu.
- Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).

2. Mục tiêu điều trị
 
Chỉ số
Đơn vị
Tốt
Chấp nhận
Kém
Glucose máu
- Lúc đói
- Sau ăn
mmol/l

4,4  6,1
4,4  7,8

6,2  7,0
7,8  10,0

> 7,0
> 10,0
HbA1c
%
 6,5
> 6,5 đến  7,5
> 7,5
Huyết áp
mmHg
 130/80*
130/80 - 140/90
> 140/90
BMI
kg/(m)2
18,5 - 23
18,5 - 23
 23
Cholesterol TP
mmol/l
< 4,5
4,5 -  5,2
 5,3
HDL-c
mmol/l
> 1,1
 0,9
< 0,9
Triglycerid
mmol/l
1,5
1,5 -  2,2
> 2,2
LDL-c
mmol/l
< 2,5**
2,5 - 3,4
 3,4
Non-HDL
mmol/l
3,4
3,4 - 4,1
> 4,1
















* Người có biến chứng thận- từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75.
 ** Người có tổn thương tim mạch LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70 mg/dl).

3. Lựa chọn thuốc  phương pháp điều trị

Mục tiêu điều trị phải nhanh chóng đưa lượng glucose máu về mức quản lý tốt nhất, đạt mục tiêu đưa HbA1C về khoảng từ 6,5 đến 7,0% trong vòng 3 tháng. Không áp dụng phương pháp điều trị bậc thang mà dùng thuốc phối hợp sớm. Cụ thể 
- Nếu HbA1c trên 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói trên 13,0 mmol/l có thể chỉ định hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.
- Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/l có thể xét chỉ định dùng ngay insulin.
- Bên cạnh việc điều chỉnh lƣợng glucose máu phải đồng thời lưu ý cân bằng các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp…
- Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm mức glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, đặc biệt là mức HbA1c – đƣợc đo từ 3 đến 6 tháng/lần.
- Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ glucose máu bằng đƣờng uống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý đặc biệt về tình trạng người bệnh khi điều trị bệnh đái tháo đường.

- Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, đánh giá theo mức glucose huyết tương trung bình
a) Lựa chọn thuốc  phối hợp thuốc
- Tham khảo hướng dẫn lựa chọn thuốc, phối hợp thuốc của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.


Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc
- Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường týp 2, mục 2 (Lựa chọn thuốc 
phương pháp điều trị);
- Trên  sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh  quyết định phương pháp
điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa  biến chứng
nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3-6 tháng; nếu không đạt mục tiêu
điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.
- Thuốc lựa chọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối  thể (BMI), nếu BMI
dƣới 23 nên chọn thuốc nhóm sulfonyl urea, nếu BMI từ 23 trở lên, nên chọn nhóm metformin.
-  các bước 1, 2, 3 đều  thể phối hợp với các thuốc thuộc nhóm ức chế alphaglucosidase.
b) Những nguyên tắc sử dụng insulin khi phối hợp insulin  thuốc hạ glucose máu bằng đường
uống.
Khoảng một phần ba số người bệnh đái tháo đƣờng týp 2 buộc phải sử dụng insulin để duy trì
lượng glucose máu ổn định. Tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng do thời gian mắc bệnh ngày càng được
kéo dài. Duy trì mức glucose máu gần như mức độ sinh lý, đã được chứng minh  cách tốt nhất
để phòng chống các bệnh về mạch máu, làm giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ  nâng cao
chất lượng cuộc sống của ngƣời đái tháo đường.
- Cần giải thích cho người bệnh hiểu  yên tâm với phương pháp điều trị phối hợp với insulin,
hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi khi dùng insulin.
- Chọn bút tiêm hoặc bơm tiêm phải phù hợp với loại insulin (1ml = 100 đơn vị hay 1ml = 40 đơn
vị; 1ml = 50 đơn vị insulin).
Chỉ định sử dụng insulin:


-  thể chỉ định insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1C trên 9,0%  mức glucose
máu lúc đói trên 15,0 mmol/l.
- Người bệnh đái tháo đường nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác;  dụ nhiễm trùng nặng,
nhồi máu  tim, đột quỵ…
- Người bệnh đái tháo đường suy thận  chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; ngƣời
bệnh  tổn thương gan…
- Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.
- Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với
các thuốc viên hạ glucose máu…
Bắt đầu dùng insuline: Thường liều sulfonylurea đƣợc giảm đi 50%  chỉ uống vào buổi sáng.
- Liều insulin thường bắt đầu với liều 0,1 UI/kg loại NPH, tiêm trước lúc đi ngủ hoặc
- Ngày hai mũi tiêm với insulin hỗn hợp (insulin mixt), tùy thuộc vào mức glucose huyết tương
và/hoặc HbA1c.
Điều chỉnh liều insulin:
- Khi tăng liều sulfonylure đến mức tối đa hoặc liệu pháp insulin đạt tới mức 0,3 UI/kg  vẫn
không làm hạ được lượng đường trong máu.
- Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần.
4. Điều trị đái tháo đường tại các tuyến
Nguyên tắc chung: Hướng dẫn phân tuyến điều trị đƣợc áp dụng chung trong toàn quốc. Tùy
điều kiện của  sở điều trị (về nhân lực  phương tiện), người đứng đầu  sở y tế  thể
quyết định mức độ can thiệp  chuyển tuyến.
a) Tuyến  - phường
Nếu  bác sỹ nội khoa  thể điều trị cho người bệnh đái tháo đường, nhất  các thể nhẹ 
trung bình. Cụ thể mức glucose huyết tương máu lúc đói dưới 10,0 mmol/l và/hoặc HbA1C dưới
8,0%. Khi mức glucose huyết tương máu lúc đói trên 10,0 mmol/l phải chuyển ngay lên tuyến
huyện.
Không  bác sỹ phải chuyển ngay lên tuyến trên.
b) Tại tuyến huyện:
Nếu mức glucose huyết tương máu lúc đói từ 10,0 mmol/l trở lên đến dưới 13,0 mmol/l; HbA1c
dưới 9,0%  người bệnh không  biến chứng  nặng (ví dụ biến chứng bàn chân, tim mạch)
 thể điều trị cho bệnh nhân tại tuyến huyện.
Chuyển tuyến trên nếu  một trong các tình trạng sau:
- Glucose huyết tương máu lúc đói trên 13,0 mmol/l và/hoặc HbA1C trên 9,0%.
- Người bệnh kèm theo các biến chứng nặng về tim mạch (thiếu máu cục bộ  tim, nhồi máu 
tim), bàn chân đái tháo đường, biến chứng thận.
-  những dấu hiệu của biến chứng cấp tính, phải tiến hành  cứu  chuyển lên tuyến trên
nhanh nhất.
- Đã điều trị tích cực nhưng sau 3 tháng vẫn không đạt được những chỉ tiêu về quản  glucose
máu.
c) Tuyến tỉnh:
 tuyến cuối của các địa phương nên phải phấn đấu điều trị bệnh một cách toàn diện. Chuyển
tuyến khi  một trong các tình trạng sau:
- Bệnh  những biến chứng nặng vượt quá khả năng can thiệp.
- Sau 6 tháng điều trị vẫn không đạt được các mục tiêu điều trị

Đọc Thêm…

Chủ đề

Liên hệ đặt banner

Banner