Hướng dẫn điều trị tiêu chảy cấp
16/6/15
1. Dự phòng mất nước nếu chưa có dấu hiệu mất nước.
2. Điều trị mất nước khi có dấu hiệu mất nước.
3. Dự phòng SDD.
4. Giảm thời gian, mức độ của tiêu chảy và các đợt tiêu chảy trong tương
lai bằng bổ sung kẽm.
II. Quyết định điều trị
Sau khi hoàn thành việc thăm khám, cần quyết định chọn phác đồ điều
trị.
Lựa chọn phác đồ thích hợp dựa vào mức độ mất nước.
- Đối với trẻ không mất nước, lựa chọn phác đồ A.
- Đối với trẻ có mất nước, lựa chọn phác đồ B.
- Đối với trẻ mất nước nặng, lựa chọn phác đồ C.
- Nếu phân có máu (lỵ) cần điều trị kháng sinh.
- Nếu trẻ sốt, hướng dẫn bà mẹ làm hạ nhiệt bằng khăn ướt hoặc quạt cho
trẻ, sau đó mới xem xét và điều trị các nguyên nhân khác (chẳng hạn như sốt
rét).
III. Phác đồ điều trị
- Phác đồ A - Điều trị tiêu chảy tại nhà
- Phác đồ B - Điều trị mất nước bằng ORS, bù dịch bằng đường uống tại
cơ sở y tế.
- Phác đồ C - Điều trị nhanh chóng tiêu chảy mất nước nặng
Cả 3 phác đồ đều sử dụng để phục hồi lại lượng nước và muối bị mất khi
tiêu chảy cấp. Cách tốt nhất để bù nước và phòng mất nước cho trẻ là sử dụng
dung dịch ORS. Chỉ truyền tĩnh mạch cho các trường hợp mất nước nặng hoặc thất
bại với đường uống theo phác đồ B.
1. Phác đồ A - điều trị phòng mất nước
Phác đồ A. Điều trị tiêu chảy
tại nhà
Khuyên bảo bà mẹ 4 nguyên tắc
điều trị tiêu chảy tại nhà
Cho trẻ uống thêm dịch. Bổ sung thêm kẽm. Tiếp tục cho ăn. Khi nào đưa
trẻ đến khám lại ngay.
1. Cho trẻ uống thêm dịch (càng nhiều càng tốt nếu trẻ muốn)
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ:
- Cho bú nhiều hơn và lâu hơn sau mỗi lần bú.
- Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, cho thêm ORS sau bú mẹ.
- Nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn, cho trẻ uống một hoặc nhiều loại
dung dịch như:
ORS, thức ăn lỏng như: nước xúp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch.
ORS thực sự quan trọng cho trẻ uống tại nhà khi:
- Trẻ vừa được điều trị kết thúc phác đồ B hoặc C.
- Trẻ không thể trở lại cơ sở y tế nếu Tiêu chảy nặng hơn.
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CÁCH PHA VÀ CÁCH CHO TRẺ UỐNG ORS. ĐƯA CHO BÀ MẸ 2
GÓI ORS SỬ DỤNG TẠI NHÀ
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CHO UỐNG THÊM BAO NHIÊU NƯỚC SO VỚI BÌNH THƯỜNG
NƯỚC UỐNG VÀO
- Trẻ < 2 tuổi : 50 - 100ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
- Trẻ ≥ 2 tuổi : 100 - 200ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần.
Hướng dẫn bà mẹ :
- Cho uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng thìa.
- Nếu trẻ nôn, ngừng 10 phút sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn
- Tiếp tục cho trẻ uống cho tới khi ngừng tiêu chảy.
2. Tiếp tục cho trẻ ăn
3. Bổ sung kẽm (viên 20mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn
dịch, sirup 5ml chứa 10mg kẽm)
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CHO TRẺ UỐNG BAO NHIÊU?
- Trẻ <6 tháng: 1/2 viên/ngày trong 14 ngày (10mg) hoặc 5ml sirup
- Trẻ ≥6tháng: 1 viên/ngày trong 14 ngày (20mg) hoặc 10ml sirup
Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống bổ sung kẽm :
Trẻ nhỏ: Hoà tan viên thuốc với một lượng nhỏ (5ml) sữa mẹ, ORS hoặc
nước sạch vào thìa nhỏ, cho trẻ uống lúc đói.
Trẻ lớn: Những viên thuốc có thể nhai hoặc hoà tan trong nước sạch vào
một thìa nhỏ.
* NHẮC BÀ MẸ PHẢI CHO TRẺ UỐNG BỔ SUNG KẼM ĐỦ LIỀU 14 NGÀY
4. Khi nào khám trở lại hoặc
khám lại ngay
|
Điều trị tại nhà, dự phòng mất
nước và suy dinh dưỡng
Bà mẹ cần được hướng dẫn cách dự phòng mất nước tại nhà bằng cách cho
trẻ uống thêm dịch nhiều hơn bình thường. Dự phòng SDD bằng tiếp tục cho trẻ
ăn, uống kẽm và những dấu hiệu cần mang trẻ trở lại cơ sở y tế. Những bước này
được tóm tắt trong 4 nguyên tắc điều trị phác đồ A.
Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống
nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước
Những loại dịch thích hợp
Phần lớn các loại dịch trẻ thường dùng đều có thể sử dụng. Các loại
dịch này có thể chia thành hai nhóm:
Các dung dịch chứa muối
- ORS (ORS chuẩn cũ và ORS nồng độ thẩm thấu thấp)
- Dung dịch có vị mặn (ví dụ như nước cháo muối, nước cơm có muối)
- Súp rau quả hoặc súp gà, súp thịt
Hướng dẫn bà mẹ cho khoảng 3g muối (nhúm bằng 3 ngón tay: ngón cái,
ngón trỏ và ngón giữa) khi pha chế 1 lít dung dịch để có một dung dịch hoặc súp
không quá mặn.
Các dung dịch không chứa muối
- Nước sạch
- Nước cơm (hoặc các loại ngũ cốc khác)
- Súp không mặn
- Nước dừa
- Trà loãng
- Nước hoa quả tươi không đường
Những dung dịch không thích hợp
Một số dung dịch có thể gây nguy hiểm nên phải tránh sử dụng khi tiêu
chảy, đặc biệt là những loại nước uống ngọt có đường vì có thể gây tiêu chảy
thẩm thấu và tăng natri máu, ví dụ như nước uống công nghiệp chứa CO2, nước trà
đường, nước trái cây công nghiệp.
Một số dung dịch khác nên tránh vì chúng là những chất kích thích gây
lợi tiểu và là thuốc tẩy, ví dụ như cà phê, các loại trà thuốc hoặc dung dịch
truyền.
Lượng dịch cần uống
Nguyên tắc chung là cho trẻ uống tuỳ theo trẻ muốn cho tới khi ngừng
tiêu chảy.
- Trẻ dưới 2 tuổi: khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Trẻ 2-10 tuổi: khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Trẻ lớn: uống theo nhu cầu.
Nguyên tắc 2: Tiếp tục cho trẻ
ăn để phòng suy dinh dưỡng
Khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Không được
hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn. Nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường
xuyên. Phần lớn trẻ tiêu chảy phân nước sẽ thèm ăn trở lại ngay khi được bù đủ
nước. Trái lại, những trẻ tiêu chảy phân máu thường kém ăn kéo dài hơn cho đến
khi bệnh thuyên giảm. Những trẻ này cần được khuyến khích ăn lại chế độ ăn bình
thường càng sớm càng tốt.
Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, hồi
phục nhanh cân nặng và chức năng đường ruột, gồm khả năng tiêu hoá và hấp thu
các chất dinh dưỡng. Trái lại những trẻ ăn kiêng hoặc thức ăn pha loãng sẽ bị
giảm cân, thời gian tiêu chảy kéo dài hơn và chức năng đường ruột phục hồi chậm
hơn.
Các loại thức ăn
Điều này phụ thuộc vào tuổi của trẻ, thức ăn trẻ thích và cách nuôi dưỡng
trước khi bị bệnh, tập quán văn hoá cũng rất quan trọng. Nhìn chung thức ăn
thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cũng giống như những loại thức ăn cần thiết cho
trẻ khoẻ mạnh. Những khuyến cáo đặc biệt được nêu dưới đây:
Sữa
Trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu đang bú mẹ cần được khuyến khích nên tiếp
tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn nếu trẻ muốn.
Trẻ không được bú mẹ nên cho trẻ ăn những sữa trẻ thường dùng, mỗi lần
ăn cách nhau 3 giờ, nếu có thể cho uống bằng cốc. Những sữa công thức thương
mại được quảng cáo cho tiêu chảy thì đắt và không cần thiết. Không nên sử dụng
chúng thường lệ. Bất dung nạp sữa có ý nghĩa về mặt lâm sàng là vấn đề hiếm
gặp.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn và phải ăn thêm các
loại thức ăn khác, cần được tăng cường bú mẹ. Khi trẻ hồi phục và bú sữa mẹ
tăng lên, những thức ăn khác sẽ được giảm xuống (nếu những chất lỏng khác nhiều
hơn sữa mẹ, sử dụng ly, không sử dụng bình bú). Điều này có thể thường mất
khoảng 1 tuần. Nếu có thể, trẻ nên bú mẹ hoàn toàn.
Đo độ pH phân hoặc các chất giáng hoá trong phân là không cần thiết, vì
các xét nghiệm này chỉ cho thấy sự bất thường về hấp thu đường lactose chứ
không quan trọng về mặt lâm sàng.
Điều quan trọng hơn là theo dõi đáp ứng lâm sàng của trẻ (ví dụ: phục
hồi cân nặng, những cải thiện chung). Biểu hiện sự bất dung nạp sữa chỉ quan
trọng về mặt lâm sàng nếu lượng phân tăng đáng kể làm tình trạng mất nước nặng
hơn và thường đi kèm với sút cân.
Những loại thức ăn khác
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn và phải ăn thêm các
loại thức ăn khác cần cho ăn ngũ cốc, rau quả, các loại thức ăn khác và cho
thêm sữa. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi chưa được cho ăn những thức ăn này, nên sớm
bắt đầu cho ăn trong hoặc sau khi ngừng tiêu chảy.
Khi hướng dẫn về chế độ ăn, nên lưu ý về tập quán ăn uống, các thực
phẩm năng lượng, dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ vi chất chủ yếu mà có sẵn tại
địa phương. Thực phẩm nên được chế biến và nghiền nhỏ để dễ tiêu hoá. Nên trộn
sữa với ngũ cốc. Cho thêm 5 - 10ml dầu thực vật vào mỗi bữa ăn. Nên khuyến
khích cho ăn thịt, cá hoặc trứng. Thực phẩm giàu Kali như chuối, nước dừa và nước
hoa quả tươi rất hữu ích.
Những thức ăn nên tránh
Không nên cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều
chất xơ vì khó tiêu hoá.
Nước cháo loãng chỉ có tác dụng bù nước chỉ làm cho trẻ có cảm giác no
mà không đủ các chất dinh dưỡng.
Những thức ăn chứa quá nhiều đường có thể gây tiêu chảy thẩm thấu gây
tiêu chảy nặng hơn.
Lượng thức ăn của trẻ
Khuyến khích trẻ ăn nhiều như trẻ muốn, cách nhau 3 hoặc 4 giờ (6
bữa/ngày). Cho ăn thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn vì thức ăn sẽ dễ hấp
thu hơn so với ăn ít bữa, số lượng nhiều.
Sau khi tiêu chảy ngừng, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và
cung cấp thêm một bữa phụ mỗi ngày trong ít nhất hai tuần. Nếu trẻ SDD, bữa ăn
phụ nên được tiếp tục cho đến khi trẻ đạt được cân nặng bình thường theo chiều
cao.
Nguyên tắc 3: Cho trẻ uống bổ
sung kẽm (10mg; 20mg) hàng ngày trong 10 - 14 ngày.
Cho trẻ uống càng sớm càng tốt ngay khi tiêu chảy bắt đầu.
Kẽm sẽ làm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của tiêu chảy.
Kẽm rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ và giúp ngăn chặn
những đợt tiêu chảy mới trong vòng 2 - 3 tháng sau điều trị. Kẽm giúp cải thiện
sự ngon miệng và tăng trưởng.
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày.
- Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày, trong vòng 10 - 14 ngày. Nên cho trẻ
uống kẽm lúc đói.
Nguyên tắc 4: Đưa trẻ đến khám
ngay khi trẻ có một trong những biểu hiện sau:
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
2. Phác đồ B - điều trị có mất nước
Phác đồ B. Điều trị mất nước
với dung dịch ORS
Cho trẻ uống tại cơ sở y tế lượng ORS khuyến cáo trong vòng 4 giờ.
* XÁC ĐỊNH LƯỢNG ORS TRONG 4 GIỜ ĐẦU TIÊN
* Chỉ dùng tuổi trẻ khi bạn không biết cânnặng. Số lượng ORS ước tính
(ml) cần dùng, được tính bằng cân nặng trẻ (kg) x 75.
Cho trẻ uống thêm ORS, nếu trẻ đòi uống nhiều hơn chỉ dẫn.
Đối với trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi không được bú mẹ, nên cho thêm
100-200ml nước sôi nguội trong thời gian này. Nếu sử dụng ORS chuẩn cũ, còn
sử dụng ORS nồng độ thẩm thấu thấp thì không cần cho uống thêm nước để nguội.
* HƯỚNG DẪN BÀ MẸ CÁCH CHO TRẺ UỐNG ORS
Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa. Nếu trẻ
nôn, chờ 10 phút. Sau đó tiếp tục cho uống chậm hơn.
Tiếp tục cho trẻ bú bấtkỳ khi nào trẻ muốn.
* SAU 4 GIỜ :
- Đánh giá và phân loại lại tình trạng mất nước của trẻ.
- Lựa chọn phác đồ thích hợp để tiếp tục điều trị
- Bắt đầu cho trẻ ăn tại phòng khám.
* NẾU BÀ MẸ PHẢI VỀ NHÀ TRƯỚC KHI KẾT THÚC ĐIỀU TRỊ :
Hướng dẫn bà mẹ cách pha ORS tại nhà.
Hướng dẫn bà mẹ lượng ORS cần cho uống để hoàn tất 4 giờ điều trị tại
nhà.
Đưa cho bà mẹ số gói ORS để hoàn tất việc bù nước. Cũng nên phát thêm
ORS như đã khuyến nghị trong phác đồ A.
Giải thích cho bà mẹ 4 nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà.
1. Uống thêm dịch
2. Tiếp tục cho ăn
3. Uống bổ sung kẽm
4. Khi nào đưa trẻ đến khám ngay
|
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét