Bạch chỉ bài thuốc giúp hạ sốt giảm đau hiệu quả
24/5/15
BẠCH CHỈ
Bạch chỉ.
Cây Bạch chỉ được phát hiện nhiều ở các vùng núi cao ở nước ta, đặc biệt là ở mạn các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Hà Giang,... Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng kì diệu của cây dược liệu quý này
1. Tên khoa học: Angelica dahurica
Apiaceae (họ Hoa tán)
2. Mô tả
Bạch chỉ có Rễ hình chuỳ,
thẳng hay cong, dài 10 - 20 cm, đường kính phần to có thể đến 3 cm, phần cuối thon
nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt, còn dấu vết của rễ con đã cắt bỏ,
có nhiều vết nhăn dọc và nhiều lỗ vỏ lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt
ngang có màu trắng hay trắng ngà. tầng sinh libe-gỗ rõ rệt. Thể chất cứng, vết
bẻ lởm chởm, nhiều bột. Mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng.
3. Phân bố,trồng
trọt:
-Được trồng nhiều nơi ở Việt nam.
-Trồng cây giống ở vùng núi cao đảm bảo chất lượng
dươc liệu.
-Dược liệu được trồng, thu hái trong nước và nhập
từ Trung Quốc.
4. Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Bạch chỉ.
5. Thành phần hóa học:
- Tinh dầu.
- Coumarin:Byak-angelica
- Byak-angelicol.
6. Định tính:
A. Lấy 5 g bột
dược liệu, thêm 50 ml ethanol (TT),
lắc đều, đun cách thuỷ 5 phút. Lọc, cô dịch lọc còn khoảng 10 ml (dung dịch A).
Lấy một ống nghiệm cho vào 1 ml dung dịch A, thêm 1 ml dung dịch natricarbonat 10% (TT) hay dung dịch
natrrihydroxyd 10% (TT) và 3 ml nước
cất, đun cách thuỷ 3 phút, để thật nguội, cho từ từ từng giọt thuốc thử Diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ
cam.
B. Lấy 0,5 g bột
dược liệu, thêm 3 ml nước, lắc đều
trong 3 phút, lọc. Nhỏ 2 giọt dịch lọc vào 1 tờ giấy lọc, để khô, quan sát dưới
ánh sáng tử ngoại (365 nm) thấy có huỳnh quang màu xanh da trời.
C. Phương pháp sắc ký lớp
mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G sấy ở 120 °C trong 2 giờ.
Dung môi khai triển: Cyclohexan - ethylacetat (8: 2)
Dung dịch thử: Lấy 4 ml dung dịch A cô còn 2 ml.
Dung dịch đối
chiếu: Lấy 5 g bột Bạch chỉ (Mẫu chuẩn),
tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến
hành: Chấm riêng biệt lên bảng mỏng 4 μl mỗi dung
dịch trên. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm), trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải cùng có vết phát huỳnh quang màu xanh da trời và giá trị Rf
với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
D.
Cho 0,5 g dược liệu vào ống nghiệm, thêm 3 ml ether (TT), thêm 2 - 3 giọt dung
dịch hydroxylamin hydroclorid 7% trong methanol (TT) và thêm 3 giọt dung dịch kalihydroxyd 20% trong methanol (TT). Lắc kỹ, đun nhẹ
trên cách thuỷ, để nguội, điều chỉnh pH 3 - 4 bằng acid hydrocloric (TT), sau đó thêm 1 - 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol (TT), thấy xuất hiện
màu đỏ tím.
7. Trồng và thu hái: thu hoạch vào tháng 7-8
8. Chế biến và bảo quản: rễ củ rửa sạch xông sinh 1 ngày
đem fơi or sấy, khi khô xông sinh 1 lần nữa.
- Bảo quản nơi khô mát.
9. Công dụng:
- Điều trị: Cảm sốt, nhức đầu. Ngạt mũi do bị
lạnh,đau nhức răng,bị thương tích viêm tấy,khí hư ở phụ nữ.
10. Cách dùng và liều dùng:
- Dùng đơn độc: Ngày dùng 5-10g dạng thuốc sắc hay hoàn, tán.
- Trị cảm sốt: Cam thảo (sống) 20g, Bạch chỉ 40g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.
- Trị cảm sốt: Cam thảo (sống) 20g, Bạch chỉ 40g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.
- Trị nhức đầu:Ô đầu (sống) 4g, Bạch chỉ 16g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà.
- Trị đau răng: Sử dụng kết hợp bạch chỉ và Ngô thù dù sẽ thấy hiệu quả.
Chia sẻ:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét